Tật khúc xạ mắt là gì? Nhận biết các tật khúc xạ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, khi bị tổn thương có thể dẫn đến các bệnh lý rất nghiêm trọng thậm chí gây mù lòa, mất thị lực. Một trong số những nguyên nhân khiến mắt suy giảm thị lực là các tật khúc xạ. Bạn đã nghe về nó nhưng bạn đã thực sự hiểu tật khúc xạ mắt là gì hay có các tật khúc xạ nào hay chưa? Cùng tìm hiểu vấn đề này rõ hơn trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

Phân loại các tật khúc xạ mắt

Nhiều người còn băn khoăn tật khúc xạ mắt là gì và có những tật nào?

1. Khái niệm tật khúc xạ

Rất nhiều bệnh nhân đang mắc phải tật khúc xạ mắt nhưng vẫn chưa hiểu rõ tật khúc xạ mắt là gì. Tật khúc xạ cảnh báo vấn đề điều tiết của mắt, đặc biệt là thủy tinh thể đang gặp vấn đề. Khi này ánh sáng khó đi vào nhãn cầu khiến ảnh khó hoặc không thể hội tụ rõ ràng trên võng mạc. Từ đó mà bạn không thể nhìn thấy hình ảnh rõ nét. Do nhìn không rõ hình ảnh nên bạn thường xuyên nheo mắt để cố gắng nhìn vật kỹ hơn khiến mắt bị mỏi, nhức.

Người mắt tật khúc xạ trong thời gian dài nếu không được điều trị sẽ khiến mức độ bệnh nặng hơn, mắt điều tiết quá đà dễ bị nhược thị. Nhiều người có thói quen nghiêng đầu 1 bên cố gắng nheo mắt nhìn vật có thể gây ra lác. Lúc này tật khúc xạ còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý.

2. Các tật khúc xạ mắt bạn có thể gặp phải

Khi đã biết tật khúc xạ mắt là gì, chúng ta cần biết phân loại và nhận biết chúng qua các dấu hiệu. Dưới đây là một số tật khúc xạ mắt thường gặp:

2.1. Cận thị

Tật khúc xạ phổ biến nhất đầu tiên phải kể đến cận thị. Do điểm hội tụ của các tia sáng ở trước võng mạc nên người mắc cận thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần, muốn nhìn xa phải nheo mắt hoặc sử dụng các loại kính hỗ trợ.

Nhận biết cận thị:
– Nhìn vật ở xa không rõ
– Phải nheo mắt để cố gắng quan sát. Nhiều trẻ có dấu hiệu nghiêng đầu về 1 bên khi chép bài hoặc nhìn lên bảng.
– Có thể nhức đầu do mỏi mắt
– Thị lực kém hơn vào ban đêm
– Trẻ em mắc cận thị sẽ các dấu hiệu như: đọc bài sai hàng, chép bài chậm do không nhìn rõ bảng, dụi mắt,…

Nguyên nhân gây ra cận thị:
– Trẻ em cúi gằm mặt, nhìn sách vở ở khoảng cách quá gần trong thời gian dài
– Do nhìn gần thường xuyên nên thủy tinh thể thay đổi hình dạng, thay đổi khúc xạ của mắt
– Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Bố mẹ bị cận thị thì em bé sinh ra có tới 20 – 30% nguy cơ mắc cận thị
– Thói quen sinh hoạt và sự chủ quan của bố mẹ

Dấu hiệu của tật khúc xạ mắt là gì

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc cận thị.

Hiện nay, ngoài phương pháp đeo kính gọng và kính áp tròng thì cận thị có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật Lasik với đối tượng đã đủ 18 tuổi và sử dụng phương pháp Ortho K ngăn chặn độ cận tăng. Tất cả các phương pháp điều trị, khắc phục cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Mắt tại các cơ sở y tế uy tín.

2.2. Viễn thị và lão thị

Ngược lại với cận thị, viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn được vật ở gần. Bạn có thể dễ thấy hình ảnh các cụ ông, cụ bà đọc báo ở khoảng cách rất xa. Đó là một biểu hiện của viễn thị. Viễn thị rất dễ bị nhầm lẫn với lão thị. Trong khi lão thị xảy ra do mắt bị giảm sút khả năng điều tiết, tương tự như bạc tóc thì viễn thị xuất hiện do sự sai lệch của khúc xạ ánh sáng.

Dấu hiệu nhận biết viễn thị và lão thị giống nhau:
– Khó khăn khi nhìn gần
– Mỏi mắt nhức đầu
Người mắc tật viễn thị luôn phải điều tiết mắt liên tục khi muốn nhìn xa hay gần. Người mắc lão thị thì chỉ cần điều tiết mắt khi nhìn gần do tuổi già lão hóa đã khiến khả năng nhìn gần giảm sút rất nhiều.

Có thể khắc phục tình trạng viễn thị hoặc lão thị bằng cách dùng kính hoặc phẫu thuật.

2.3. Loạn thị

Khi các tia sáng không hội tụ trước hay sau võng mạc mà hội tụ tại nhiều điểm sẽ gây nên tật loạn thị. Người bị loạn thị nhìn vật bị mờ nhòe, nhìn đôi, hoa mắt. Tật loạn thị thường đi kèm với cận thị và viễn thị.

Nguyên nhân gây ra loạn thị:
– Giác mạc thay đổi hình dạng bất thường
– Di truyền cũng là một nguyên nhân, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc loạn thị
– Cần biết tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại nhiều không phải nguyên nhân gây loạn thị
Người mắc loạn thị khi được chẩn đoán bệnh có thể đeo kính thuốc để khắc phục hoặc phẫu thuật Lasik để đạt hiệu quả nhanh chóng.

2.4. Song thị

Song thị là hiện tượng người bệnh có thể nhìn thấy 2 hình ảnh của 1 vật trong khi bình thường chỉ có 1. Các hình ảnh này có thể xuất hiện cạnh nhau hoặc chồng xếp lên nhau. Song thị có thể được biểu hiện ở một mắt hoặc cả 2 mắt.

Nguyên nhân gây song thị:
– Mắt bị lác
– Rối loạn chức năng tuyến giáp
– Đột quỵ, thiếu máu não
– Các chấn thương
– Đục thủy tinh thể có thể gây song thị 1 bên mắt
– Loạn thị

Phòng ngừa song thị:
– Với người mắc bệnh tiểu đường cần dùng thuốc kiểm soát bệnh
– Ngăn ngừa đục thủy tinh thể phát triển
– Thư giãn mắt, có biện pháp làm dịu mắt khô

3. Chăm sóc mắt khi mắc các tật khúc xạ

Các tật khúc xạ mắt đều có phương pháp điều trị hoặc khắc phục tùy vào tình trạng. Phổ biến nhất chính là sử dụng kính gọng và kính áp tròng. Khi sử dụng các loại kính gọng, cần đảm bảo kính luôn sạch, trong giúp tầm nhìn tốt hơn. Nếu sử dụng kính áp tròng cần đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ mỗi khi đeo và tháo kính. Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại kính có chất lượng tốt và thăm khám mắt định kỳ.

thăm khám điều trị tật khúc xạ mắt kịp thời

Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Trường hợp không muốn sử dụng kính, với người đủ điều kiện có thể phẫu thuật mổ mắt Lasik. Đây là phương pháp điều trị các tật khúc xạ mắt khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này đem đến hiệu quả tức thì, giúp lấy lại thị lực. Sau phẫu thuật vẫn cần giữ gìn đôi mắt bằng cách: cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc, vệ sinh mắt, thăm khám định kỳ.

Đối với các đối tượng không đủ điều kiện phẫu thuật Lasik như trẻ em dưới 18 tuổi có thể sử dụng phương pháp Ortho K. Đây là phương pháp đeo kính áp tròng dạng cứng vào ban đêm giúp định hình tạm thời giác mạc giúp ngăn cản tăng độ cận hoặc giảm độ cận lấy lại thị lực. Bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán và tái khám định kỳ theo chỉ định. Ngoài ra một số trường hợp ban ngày vẫn cần đeo kính hỗ trợ để đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin về khái niệm tật khúc xạ mắt là gì và phân loại tật. Các tật khúc xạ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của bạn cản trở phần nào đến cuộc sống và công việc. Bạn có thể mắc các tật này qua thời gian do cơ thể lão hóa hay bẩm sinh, di truyền. Bệnh đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào cách ta chăm sóc bản thân. Vì vậy, từ hôm nay, hãy thăm khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Chuyên khoa Mắt TCI là nơi bạn có thể tin tưởng và lựa chọn bởi nơi đây có các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại giúp bạn phát hiện và điều trị các bệnh về mắt nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital