Phát hiện sớm và điều trị đúng tật khúc xạ ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Tật khúc xạ ở trẻ em là yếu tố tác nhân có thể ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và khả năng học tập của trẻ. Cùng tìm hiểu về các tật khúc xạ thường mắc ở trẻ, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả để cải thiện sức khỏe thị lực cho trẻ ngay sau đây!

1. Tật khúc xạ thường gặp ở trẻ

Thời gian trở lại đây, tỷ lệ người mắc tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia, tật khúc xạ là tình trạng hình ảnh thu vào mắt không hội tụ tại võng mạc, gây ra nhiều cản trở trong việc nhìn của mọi người. Trẻ em được đánh giá là đối tượng có nguy cơ cao mắc các tật khúc xạ, đặc biệt khi trẻ học tập sai tư thế, sử dụng thiết bị điện tử sai cách… Hiện nay, cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ là các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ:

1.1. Cận thị

Cận thị là tật khúc xạ có tỷ lệ người mắc rất cao trên toàn cầu hiện nay. Đặc trưng của tình trạng này chính là trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn đồ vật ở xa. Hình ảnh và ánh sáng thu vào mắt, hội tụ ở trước võng mạc thay vì đúng trên võng mạc như mắt bình thường. Hiện nay, nguyên nhân dẫn tới cận thị ở trẻ nhỏ vẫn chưa được kết luận chính xác, chủ yếu do thói quen học tập không khoa học, dùng nhiều thiết bị điện tử, ngồi sai tư thế…

Dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ cận thị ở trẻ mà cha mẹ có thể cảnh giác:

– Nhìn mờ, các vật thể ở càng xa thì khả năng nhìn của trẻ càng giảm.

– Thường xuyên nheo, nhíu mắt thì mới có thể nhìn rõ vật ở trước mắt.

– Đau nhức đầu, mỏi mắt do mắt phải điều tiết quá nhiều.

– Thị lực giảm và cản trở khi nhìn trong điều kiện ánh sáng kém, ban đêm…

Hình ảnh và ánh sáng thu vào mắt, hội tụ ở trước võng mạc thay vì đúng trên võng mạc được gọi là cận thị

Hình ảnh và ánh sáng thu vào mắt, hội tụ ở trước võng mạc thay vì đúng trên võng mạc được gọi là cận thị

1.2. Viễn thị

Viễn thị ngược lại với cận thị do khi mắc phải tật khúc xạ này, trẻ thường gặp cản trở trong việc nhìn đồ vật ở gần, chỉ nhìn được vật ở xa hoặc rất xa. Mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường và hình ảnh, ánh sáng thu vào mắt nằm ở phía sau võng mạc.

Phần lớn trẻ nhỏ đều mắc tật viễn thị từ khi sơ sinh do nhãn cầu mắt đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khi tới độ tuổi trưởng thành, viễn thị sẽ dần được cải thiện và trở thành chính thị.

Một số trường hợp trẻ mắc viễn thị nặng có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết trẻ mắc cận thị thông qua các dấu hiệu sau:

– Không thể nhìn rõ đồ vật ở trước mắt, vật càng gần thì lại càng khó nhìn.

– Cảm giác đau nhức quanh vùng mắt do phải nheo mắt để nhìn cho rõ.

– Mỏi mắt, dễ chảy nước mắt sống và có thể đỏ mắt.

– Một số trẻ mắc viễn thị nặng có thể gặp phải tình trạng lác mắt, nhược thị.

Mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường và hình ảnh, ánh sáng thu vào mắt nằm ở phía sau võng mạc

Mắt viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường và hình ảnh, ánh sáng thu vào mắt nằm ở phía sau võng mạc

1.3. Loạn thị

Loạn thị cũng là một trong số các tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp, xảy ra khi hình ảnh thu vào trong mắt không hội tụ tại một điểm cụ thể trên võng mạc mà bị khuếch tán nhiều vị trí. Do đó, trẻ mắc tật loạn thị thường nhìn thấy đồ vật một cách méo mó và bị mờ, nhòe. Nguyên nhân gây ra loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường khiến hình ảnh thu về bị sai lệch. Giác mạc bị méo mó về bất kỳ hướng nào cũng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của trẻ. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng được cho là gây ra tình trạng loạn thị là do thủy tinh thể cong lên bất thường.

Trẻ mắc tật loạn thị thường gặp phải các triệu chứng như sau, cha mẹ có thể cảnh giác:

– Mắt nhìn mờ, nhìn thấy hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó, không rõ nét.

– Tầm nhìn đôi, nhìn một vật thấy có nhiều bóng mờ.

– Đau mắt, nhức mỏi hoặc chảy nước mắt do phải điều tiết mắt nhiều…

1.4. Lệch khúc xạ

Lệch khúc xạ là tình trạng hai mắt mắc phải các tật khúc xạ khác nhau khiến thị lực của cả 2 mắt bị cản trở và có thể gây ra nhược thị ở trẻ nhỏ. Lệch khúc xạ có thể là một bên mắt bị cận, một bên bị viễn… Hoặc hai mắt cùng mắc một tật khúc xạ nhưng khác nhau về mức độ.

Trẻ mắc lệch khúc xạ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt, học tập. Vì vậy, cha mẹ cần cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ như nhìn mờ, nheo mắt. Cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ để kiểm soát thị lực và phát hiện sớm các tật khúc xạ để có thể điều trị kịp thời.

Lệch khúc xạ là tình trạng hai mắt mắc phải các tật khúc xạ khác nhau khiến thị lực của cả 2 mắt bị cản trở

Lệch khúc xạ là tình trạng hai mắt mắc phải các tật khúc xạ khác nhau khiến thị lực của cả 2 mắt bị cản trở

2. Phương pháp điều trị khúc xạ ở trẻ em

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tật khúc xạ ở trẻ em mà đưa ra các phương án khắc phục phù hợp nhất:

– Cận thị: Phương pháp phổ biến nhất được áp dụng chính là đeo kính gọng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể sử dụng kính tiếp xúc hoặc kính định hình giác mạc khi có chỉ định của bác sĩ.

– Viễn thị: Điều chỉnh viễn thị cho trẻ bằng việc đeo kính gọng, kính định hình giác mạc tương tự như đối với tật khúc xạ cận thị.

– Loạn thị: Trường hợp trẻ mắc loạn thị nhẹ, không cần phải điều trị mà chỉ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung vitamin A, E… để mắt trẻ luôn sáng khỏe. Nếu viễn thị nặng khiến trẻ nhìn mờ, gặp khó khăn trong sinh hoạt thì có thể điều trị bằng việc sử dụng kính thuốc, kính định hình giác mạc…

– Lệch khúc xạ: Đeo kính là giải pháp thường được áp dụng cho trẻ nhỏ mắc tình trạng lệch khúc xạ. Ngoài ra, bịt mắt cũng có thể là một chỉ định để đảm bảo cả 2 mắt của trẻ có thể nhìn rõ.

Điều trị tật khúc xạ ở trẻ em có thể áp dụng phương pháp đeo kính gọng, kính định hình giác mạc...

Điều trị tật khúc xạ ở trẻ em có thể áp dụng phương pháp đeo kính gọng, kính định hình giác mạc…

3. Phòng ngừa tật khúc xạ

Một chế độ sinh hoạt khoa học có thể hỗ trợ ngăn ngừa trẻ mắc các tật khúc xạ kể trên. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý tới các vấn đề sau đây để có thể bảo vệ trẻ một cách toàn diện nhất:

– Điều chỉnh tư thế ngồi của trẻ khi học bài, tránh nhìn gần, cùi gù lưng khi học tập.

– Hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên khi không cần thiết, nên có thời gian nghỉ sau khoảng từ 30-45 phút học tập để thư giãn mắt.

– Đảm bảo không gian trẻ học tập luôn có điều kiện ánh sáng tốt, sáng và thoáng đãng.

– Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ vitamin cần thiết cho cơ thể và có thể bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin A, E…

– Để trẻ nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và từ bỏ các thói quen dụi mắt, nheo mắt…

– Khám thị lực cho trẻ thường xuyên, định kỳ 2 lần/năm để kiểm soát và chẩn đoán sớm các bệnh lý giúp điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh tới thị lực trẻ.

Khám thị lực cho trẻ thường xuyên, định kỳ 2 lần/năm để kiểm soát và chẩn đoán sớm các bệnh lý

Khám thị lực cho trẻ thường xuyên, định kỳ 2 lần/năm để kiểm soát và chẩn đoán sớm các bệnh lý

Các tật khúc xạ ở trẻ em là mối lo ngại hàng đầu của các chuyên gia cũng như phụ huynh trên toàn thế giới. Việc điều trị khắc phục khúc xạ cho trẻ có thể gặp phải nhiều khó khăn, cản trở và khả năng hồi phục thị lực không hoàn toàn 100%. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ thị lực cho trẻ là xây dựng một chế độ sống khoa học và khám nhãn khoa định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital