Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh lý ở hệ tiêu hóa rất thường gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm và có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu để bệnh kéo dài, tiến triển sang giai đoạn nặng rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm dạ dày hành tá tràng là gì?
Viêm dạ dày hành tá tràng là bệnh gây tổn thương viêm trên niêm mạc của dạ dày hành tá tràng ( phần tiếp tối với dạ dày và là phần đầu của ruột non). Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ đều như nhau. Viêm dạ dày – hành tá tràng được chia thành hai dạng:
– Viêm dạ dày hành tá tràng cấp tính: Bệnh khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh chóng nhưng ít để lại di chứng
– Giai đoạn mạn tính: Các tổn thương có tính chất kéo dài, tiến triển khá chậm. Một số trường hợp bệnh không có triệu chứng rõ rệt khiến người bệnh rất khó phát hiện. Giai đoạn này có thể gây tổn thương tại một vùng hoặc lan rộng. Bệnh có thể dẫn tới viêm teo niêm mạc dạ dày vô cùng nguy hiểm.
2. 3 nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày hành tá tràng
Viêm dạ dày hành tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mọi người cần nắm rõ các nguyên nhân để giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh
2.1 Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh về dạ dày hành tá tràng
Vi khuẩn Helicobacter pylori hay thường gọi là vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày hành tá tràng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn gây ra vết loét bằng cách sản sinh một loại men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy. Từ đó dẫn tới việc người bị nhiễm vi khuẩn HP có khả năng cao bị viêm loét dạ dày hành tá tràng.
2.2 Do người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid
Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày. Các loại thuốc này bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới dạ dày. Do vậy mọi người cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc.
2.3 Mắc bệnh do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới dạ dày vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý. Một số loại thức ăn gây kích thích dạ dày sẽ gây tăng tiết acid khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó thói quen sinh hoạt không điều độ cũng làm rối loạn sự điều tiết acid dạ dày.
3. Các dấu hiệu khi bị viêm loét dạ dày tá tràng
Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ thể của mỗi người sẽ có các triệu chứng viêm loét khác nhau. Thậm chí một số bệnh nhân khi mắc bệnh không có triệu chứng rõ rệt vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý.
3.1 Đau bụng vùng thượng vị
Người bệnh thường có cảm giác đau rát vùng thượng vị sau khi ăn từ khoảng 2 – 5 tiếng. Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc vào lúc nửa đêm. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng viêm loét.
3.2 Chướng bụng, đầy hơi
Dạ dày tá tràng bị viêm loét gây cản trở tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn khi đưa vào dạ dày không được tiêu hóa hết sẽ ứ đọng lại gây ra tình trạng đầy bụng. Người bệnh luôn có cảm giác no vì vậy không có cảm giác đói.
3.3 Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn
Thức ăn tích tụ trong dạ dày quá lâu sẽ lên men tạo thành khí và đẩy lên họng. Điều này gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Người bệnh sau khi ăn no cũng thường có cảm giác buồn nôn và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nôn.
3.4 Rối loạn tiêu hóa khi bị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Dạ dày tá tràng bị tổn thương gây ảnh hưởng tới các cơ quan tiêu hóa khác vì vậy khiến chúng hoạt động không ổn định. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là người bệnh bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
4. Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng để lại những biến chứng gì?
Chắc rằng mọi người đã biết thông tin về mức độ nguy hiểm của các biến chứng khi bị viêm dạ dày tá tràng. Nếu bệnh không được điều trị sớm và triệt để có thể gây ra một số biến chứng sau:
4.1 Xuất huyết dạ dày
Đa số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng lâu năm có thể đối mặt với nguy cơ bị xuất huyết dạ dày. Tình trạng này xảy ra do dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng bởi các vết loét lớn làm chảy máu dạ dày. Biểu hiện của xuất huyết dạ dày là người bệnh có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu. Trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều có thể nguy hiểm tới sức khỏe.
4.2 Thủng dạ dày
Dạ dày bị viêm loét trong thời gian dài sẽ bào mòn niêm mạc và gây thủng. Biểu hiện là bệnh nhân đau bụng dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng đờ,…Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng tới tính mạng.
4.3 Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày ở nước ta ngày càng tăng cao. Đây là một trong ba dạng ung thư phổ biến nhất hiện nay.
5. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày hành tá tràng
Thay vì chờ tới khi mắc bệnh mới chữa thì mọi người nên chủ động phòng bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên tới từ các chuyên gia y tế giúp bạn ngăn chặn viêm dạ dày tá tràng hiệu quả.
– Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP bằng cách vệ sinh tay thường xuyên trước khi ăn
– Lựa chọn ăn những loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, được nấu chín hoàn toàn
– Cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau
– Không nên sử dụng thuốc lá và rượu bia vì trong đó chứa nhiều độc tố
– Nên lựa chọn ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày. Tránh ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày
– Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh xa căng thẳng, áp lực
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm dạ dày hành tá tràng. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.