Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng có nguy cơ mắc ung thư vú dù tỷ lệ không cao. Tầm soát ung thư vú là cách duy nhất để phát hiện sớm và giảm nguy cơ trở nặng. Cùng tìm hiểu bệnh ung thư vú ở nam giới và nguyên nhân gây ung thư ở cả nam và nữ.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư vú ở nam giới
Ung thư vú thường phát hiện trên bệnh nhân nữ. Mặc dù hiếm gặp nhưng nam giới vẫn có thể bị ung thư vú. Khoảng 1 trong số 100 ca ung thư vú được chẩn đoán ở Mỹ là bệnh nhân nam. Các loại ung thư vú phổ biến nhất ở nam giới cũng giống như ở phụ nữ:
– Ung thư biểu mô ống xâm lấn. Các tế bào ung thư bắt đầu trong ống dẫn sữa, sau đó phát triển bên ngoài ống dẫn vào các phần khác của mô vú. Các tế bào ung thư xâm lấn cũng có thể lây lan hoặc di căn đến bộ phận khác.
– Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Tế bào ung thư bắt đầu trong các tiểu thùy sau đó lan từ tiểu thùy đến mô vú lân cận. Tế bào ung thư xâm lấn cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
– Ung thư DCIS (ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ) là một bệnh về vú có thể dẫn đến ung thư vú xâm lấn. Các tế bào ung thư chỉ nằm trong lớp lót của ống dẫn và chưa lan sang các mô khác trong vú.
2. Các triệu chứng thế nào?
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú ở nam giới là:
– Vú có vết sưng hoặc khối u
– Bị mẩn đỏ hoặc da vùng vú bong tróc
– Kích ứng / lõm da vú
– Tiết dịch núm vú
– Núm vú bị thụt vào trong, đau vùng núm
Những triệu chứng này cũng có thể cảnh báo bệnh khác không phải ung thư. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn hãy đi khám tầm soát ung thư vú ngay.
3. Nguyên nhân gây ung thư vú ở nam và nữ
3.1. Do lối sống
– Uống rượu: Nguy cơ ung thư tăng lên tỷ lệ thuận với lượng rượu tiêu thụ. Phụ nữ uống 1 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ tăng nhẹ (khoảng 7-10%) so với những người không uống rượu. Người uống 2-3 ly mỗi ngày có nguy cơ cao hơn khoảng 20%. Rượu cũng có liên quan đến các loại ung thư khác.
– Thừa cân, béo phì: Thừa cân sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trước khi mãn kinh, buồng trứng tạo ra phần lớn estrogen và mô mỡ chỉ tạo ra một phần nhỏ trong tổng số lượng. Sau thời kỳ mãn kinh (khi buồng trứng đã ngừng sản xuất estrogen), hầu hết estrogen đến từ mô mỡ. Có nhiều mô mỡ hơn sau khi mãn kinh có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng khả năng mắc ung thư vú.
– Không hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là ở những người đã qua thời mãn kinh. Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành nên có 150-300 phút hoạt động cường độ vừa phải hoặc 75-150 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần. Đạt hoặc vượt quá giới hạn trên 300 phút là lý tưởng.
– Không sinh con: Phụ nữ chưa có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút. Mang thai nhiều lần và mang thai khi còn trẻ giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.
3.2. Do sử dụng phương pháp phòng ngừa mang thai
– Thuốc tránh thai: Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút so với những phụ nữ không bao giờ dùng chúng.
– Cấy que tránh thai, vòng âm đạo, dụng cụ tử cung, miếng dán tránh thai: Những hình thức ngừa thai này cũng sử dụng hormone, theo lý thuyết có thể thúc đẩy ung thư vú phát triển.
3.3. Liệu pháp hormone mãn kinh
– Liệu pháp hormone kết hợp: sử dụng liệu pháp hormone kết hợp sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự gia tăng rủi ro này thường thấy sau khoảng 4 năm sử dụng. Nguy cơ ung thư vú giảm xuống trong khoảng 5 năm sau khi ngừng điều trị, nhưng nguy cơ gia tăng không biến mất hoàn toàn.
– Liệu pháp estrogen: Các nghiên cứu về việc sử dụng estrogen đơn thuần sau khi mãn kinh cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy rủi ro cao hơn một chút, trong khi những nghiên cứu khác thấy rủi ro không tăng hoặc thậm chí giảm nhẹ. Nếu liệu pháp estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú, thì nó không nhiều.
3.4. Do đột biến gen
Các gen kiểm soát cách hoạt động của tế bào. Chúng được tạo thành từ một chất hóa học gọi là DNA, có nguồn gốc từ cả bố và mẹ. DNA không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số bệnh, kể cả một số loại ung thư.
Các tế bào bình thường có các gen được gọi là proton-oncogenes, giúp kiểm soát thời điểm các tế bào phát triển, phân chia để tạo ra các tế bào mới hoặc duy trì sự sống. nếu một proton-oncogenes bị đột biến, nó sẽ trở thành một gen gây ung thư. Các tế bào có gen gây ung thư bị đột biến này có thể trở thành ung thư.
Các tế bào bình thường cũng có các gen được gọi là gen ức chế khối u, giúp kiểm soát tần soát các tế bào bình thường phân chia làm đôi, sửa chữa các lỗi DNA hoặc khiến các tế bào chết vào đúng thời điểm. Nếu một tế bào có gen ức chế khối u bị đột biến thì tế bào đó có thể chuyển thành ung thư.
4. Tầm soát ung thư vú định kỳ
4.1. Tầm soát ung thư vú là nâng cao cơ hội sống
Việc theo dõi nguy cơ phát triển ung thư vú định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm. Tầm soát ung thư không giúp bạn tránh khỏi ung thư, nhưng nó giúp bạn phát hiện sớm. Khi sàng lọc thấy mầm mống bệnh sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn. Tầm soát có thể phát hiện nguy cơ “từ trong trứng nước”, giúp bạn trị tận gốc ngay cả khi tế bào ung thư chưa kịp gây ra dấu hiệu.
4.2. Tầm soát ung thư vú ở Thu Cúc TCI
Thu Cúc TCI đã có gói khám tầm soát ung thư định kỳ. Trong gói bao gồm các xét nghiệm máu chỉ điểm yếu tố bất thường có thể gây ra ung thư. Ngoài ra, các danh mục như chụp X-quang tuyến vú, siêu âm tuyến vú có thể cho thấy hình ảnh khối u ở mọi kích thước. Việc chẩn đoán trở nên chính xác hơn nhờ bác sĩ có kinh nghiệm. Hệ thống máy móc cao cấp cho hình ảnh rõ ràng.
Để đăng ký khám tầm soát ung thư vú ở Thu Cúc TCI, khách hàng vui lòng liên hệ số tổng đài.