Tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào? Điều trị ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào? Có những phương pháp nào giúp điều trị ung thư vòm họng? Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về ung thư vòm họng và trả lời những câu hỏi trên, bạn đừng bỏ qua bài viết này.

1. Những dấu hiệu thường gặp của ung thư vòm họng

Trong giai đoạn đầu của bệnh, ung thư vòm họng thường không có triệu chứng nổi bật nào. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

– Hạch viêm gây sưng ở cổ

– Nước bọt có máu

– Chảy máu mũi

– Nghẹt mũi

– Thính lực giảm

– Viêm tai

– Nhức đầu

tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào

Nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu của ung thư vòm họng.

2. Tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?

2.1. Tại sao cần tìm hiểu tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?

Ung thư vòm họng chiếm tỉ lệ khá cao trong nhóm ung thư vùng đầu mặt cổ. Khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn muộn, khối u phát triển với kích thước lớn và di căn sang những bộ phận khác của cơ thể khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy tiên lượng sống cũng giảm đi đáng kể. Theo các số liệu thống kê gần đây, số lượng bệnh nhân sống thêm được 5 năm chỉ chiếm khoảng 40%, chỉ khi được áp dụng những phương pháp điều trị tích cực và phù hợp.

Qua những điều trên, bạn có thể nhận thấy mức độ nguy hiểm của ung thư vòm họng. Cùng với đó là tầm quan trọng của tầm soát ung thư vòm họng sớm bởi đây chính là chìa khóa giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý nguy hiểm này.

2.2. Thực hiện tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?

Trong số những phương pháp tầm soát ung thư vòm họng, sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số phương pháp sau:

Nội soi NBI

Nội soi NBI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh, hỗ trợ chẩn đoán, phát hiện ung thư từ sớm khi khối u chưa phát triển. Phương pháp này giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tỉ lệ khỏi bệnh.

Chụp MRI hoặc CT

Phương pháp này giúp bác sĩ xác định những đặc điểm của khối u như kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn thông qua kết quả phân tích hình ảnh .

Sinh thiết vòm họng

Những mô tế bào ở vị trí nghi ngờ ung thư sẽ được các bác sĩ thu thập và quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất của khối u.

Xét nghiệm máu

Thực hiện xét nghiệm máu sẽ giúp xác định được các kháng nguyên hoặc kháng thể virus EBV. Đồng thời phương pháp này cũng thử các phản ứng huyết thanh IgA/EA, IgA/EBNA, IgA/VCA nhằm hỗ trợ đánh giá, tiên lượng bệnh.

Chọc hút hạch 

Phương pháp này là một trong những cơ sở giúp đánh giá tế bào mang mầm mống ung thư đang ở trong tình trạng thế nào. Từ đó đánh giá giai đoạn, mức độ phát triển của bệnh ung thư vòm họng.

Phương pháp tầm soát ung thư vòm họng là gì

Tầm soát ung thư vòm họng bằng phương pháp chụp CT theo chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị ung thư vòm họng

Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho người bệnh dựa trên nhiều yếu tố như:

– Giai đoạn bệnh

– Mục tiêu điều trị

– Tình trạng sức khỏe

– Khả năng chịu đựng tác dụng phụ từ thuốc

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

3.1. Xạ trị

Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng lớn như chùm tia X để giết chết tế bào ung thư. Xạ trị ngoài là liệu pháp xạ trị thường được chỉ định trong điều trị ung thư vòm họng. Trong quá trình thực hiện, người bệnh nằm trên bàn với một chiếc máy lớn chuyển động xung quanh, chiếu xạ trực tiếp vào vị trí tiếp cận với khối u.

Đối với khối u có kích thước nhỏ chỉ cần xạ trị. Trong các trường hợp khác, nên phối hợp hóa xạ trị.

Xạ trị có nhiều tác dụng phụ như:

– Đỏ da tạm thời

– Giảm thính lực

– Khô miệng

Một loại hình khác của xạ trị là xạ trị trong thỉnh thoảng được sử dụng trong ung thư vòm họng tái phát. Với phương pháp này, các hạt hay chuỗi phóng xạ được đặt bên trong hoặc gần với khối u.

3.2. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc, sử dụng các chất hóa học để giết chết tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể dưới dạng viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng theo 3 hướng:

– Hóa xạ trị kết hợp

Trong trường hợp này, hóa trị giúp tăng hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên tác dụng phụ của hóa xạ trị khiến người bệnh khó mà chịu đựng được.

– Hóa trị sau xạ trị

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh hóa trị sau xạ trị đơn thuần hoặc sau điều trị đồng thời. Hóa trị được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư sót lại trong cơ thể – các tế bào bị vỡ ra từ khối u và lan đến những nơi khác. Vẫn tồn tại tranh cãi về việc bổ sung hóa trị có thật sự cải thiện sự sống ở những người ung thư vòm họng hay không. Nhiều bệnh nhân sử dụng hóa trị sau điều trị phối hợp đã không thể chịu được tác dụng phụ và phải ngừng điều trị.

– Hóa trị trước xạ trị

Hóa trị với tá dược mới được chỉ định trước xạ trị hoặc điều trị đồng thời. Biện pháp này vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định khả năng tăng tỉ lệ sống ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Bác sĩ sẽ quyết định người bệnh sử dụng thuốc hóa trị nào và thời gian bao lâu. Tác dụng phụ của từng loại thuốc là khác nhau.

3.3. Phẫu thuật

Phương pháp này thường không được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng.

Phẫu thuật có thể được sử dụng để cắt bỏ u bạch huyết ở cổ. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để cắt bỏ khối u tại vòm họng. Điều này thường đòi hỏi bác sĩ tạo đường rạch ở sàn miệng giúp tiếp cận khối u nhằm cắt bỏ mô ung thư.

3.4. Điều chỉnh lối sống

Tác dụng phụ của xạ trị là gây khô miệng. Điều này có thể gây khó chịu và dẫn đến đến nhiễm trùng thường xuyên trong miệng khiến việc ăn, nuốt và nói chuyện khó khăn. Người bệnh có thể thực hiện một vài biện pháp dưới đây để giảm khô miệng và biến chứng:

– Sử dụng bàn chải có lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu miệng của bạn trở nên quá nhạy cảm cả khi đã đánh răng rất nhẹ.

– Xúc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau mỗi bữa ăn.

– Giữ miệng ẩm bằng nước bọt nhân tạo hoặc nhai kẹo không đường để kích thích miệng tiết nước bọt.

– Uống nước thường xuyên.

– Chọn thực phẩm có nước, tránh đồ ăn khô, tránh đồ có chứa axit hoặc đồ cay.

tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào

Hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư nhằm đảm bảo an toàn – chính xác

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ y tế nào để thực hiện thăm khám thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một cái tên không thể bỏ qua. Đây là một trong những địa chỉ thăm khám uy tín tại Hà Nội. Với trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, Thu Cúc TCI có đủ năng lực phục vụ nhu cầu thăm khám tầm soát ung thư vòm họng của người dân. Ngoài ra, với chi phí hợp lý và chính sách ưu đãi, dịch vụ thăm khám chuyên nghiệp, Thu Cúc TCI luôn là địa chỉ uy tín hàng đầu được hàng triệu người dân lựa chọn để thực hiện tầm soát ung thư.

Hi vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm những hiểu viết về ung thư vòm họng cũng như các phương pháp tầm soát và điều trị bệnh. Hãy chú ý thực hiện thăm khám định kỳ hằng năm để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital