Ung thư cổ tử cung đã và đang là mối nguy hại đối với chị em phụ nữ. Do đó, tầm soát và sàng lọc giúp phát hiện sớm căn bệnh trên là một trong những việc làm cần thiết của mỗi người phụ nữ hiện nay. Vậy cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào để đạt được hiệu quả? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư cổ tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết khi phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung
1.1. Định nghĩa căn bệnh ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận nằm bên trong âm đạo, ngăn giữa âm đạo và tử cung. Cấu tạo cổ tử cung của chị em được bao phủ bởi một lớp tế bào mô mỏng. Ung thư cổ tử cung được hình thành do lớp tế bào này phát triển một cách mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khối u này lại được chia thành 2 loại là khối u lành tính và khối u ác tính, chính là ung thư cổ tử cung.
1.2. Dấu hiệu nhận biết khi mắc phải ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung cũng giống như tính chất của hầu hết các loại ung thư khác. Chúng thường không xuất hiện các triệu chứng ở những giai đoạn đầu mà chỉ bộc phát khi bệnh đã chuyển biến nặng.
Trong đó, những dấu hiệu để nhận biết chị em phụ nữ có đang mắc ung thư cổ tử cung không, bao gồm:
– Âm đạo chảy máu thất thường, ngay cả khi không phải thời kỳ kinh nguyệt
– Kỳ kinh nguyệt xuất hiện không đều, quá dài hoặc quá ngắn
– Dịch âm đạo tiết ra có chứa máu và có mùi hôi
– Dịch âm đạo có màu khác thường như trắng, trong hoặc dạng nước
– Đau trong và sau khi quan hệ tình dục.
– Đau ở vùng chậu, đi tiểu thất thường và chân bị phù
2. Nguyên nhân phụ nữ mắc phải căn bệnh trên
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung là do Virus Papillomavirus hay còn được gọi là Virus HPV. Loại Virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng phá hủy hệ thống miễn dịch tại cơ quan sinh dục dẫn đến những tổn thương lâu dài tại bộ phận này.
Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị nhiễm loại Virus này thường có các điểm chung như:
– Quan hệ tình dục quá sớm, không sử dụng biện pháp phòng chống hoặc có nhiều bạn tình
– Hút thuốc thường xuyên
– Độ tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc càng cao
– Hệ miễn dịch bị thuyên giảm do mắc HIV/AIDS hoặc sử dụng các biện pháp điều trị ung thư.
3. Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào sao cho hiệu quả nhất
3.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào trong các phương pháp sàng lọc căn bệnh trên?
Y học phát triển, các phương pháp giúp tầm soát ung thư cổ tử cung cũng ngày một phát triển và cái thiện:
Khám phụ khoa
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện khám trực tiếp ở ngoài và bên trong âm đạo nhằm phát hiện những điểm bất thường tại cơ quan này. Một số bệnh phụ khoa có thể nhận biết bằng mắt thường như viêm nhiễm phụ khoa, một số bệnh lý lây qua đường tình dục,…
Pap smear
Đây là phương pháp phết tế bào cổ tử cung, nghĩa là bác sĩ sẽ trực tiếp lấy tế bào cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm. Phương pháp này rất đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên cần một bác sĩ có đủ tay nghề và chuyên môn để thực hiện.
Pap smear được tiến hành khi người khám nằm ngửa, dạng hai chân để lộ âm đạo. Sau đó bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ được gọi là mỏ vịt để mở rộng âm đạo. Khi âm đạo đã mở rộng ở độ cần thiết, bác sĩ sẽ đưa 1 que gạc để phết lấy tế bào bên trong cổ tử cung. Mẫu vật sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả.
Thinprep Pap
Cũng giống như phương pháp Pap Smear, phương pháp Thinprep sẽ lấy mẫu vật trực tiếp từ cổ tử cung người khám. Tuy nhiên thay vì đưa vào phòng thí nghiệm thì mẫu vật được bảo quản trong lọ có chứa dung dịch Thinprep, sau đó được đưa vào máy Thinprep để thực hiện bóc tách tạp chất để dễ dàng phát hiện những điểm bất thường. Phương pháp này cho ra kết quả chính xác lên đến 80 – 90%.
Xét nghiệm Virus HPV
Có tới 99% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm Virus HPV. Xét nghiệm HPV là phương pháp sử dụng sinh học phân tử khuếch tán các đoạn gen, từ đó có thể nhận biết người khám có dương tính với loại Virus này hay không.
Phương pháp khác
Một số phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung khác như soi tươi dịch âm đạo, soi cổ tử cung, HPV định type,… sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình thăm khám.
3.2. Cần lưu ý những gì trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào để đạt hiệu quả?
Để đảm bảo quá trình tầm soát ung thư diễn ra suôn sẻ cũng như đạt được hiệu quả, chị em cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Không tầm soát ung thư cổ tử cung khi đang trong thời gian kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất để thực hiện là khoảng 3 ngày sau hành kinh.
– Không sử dụng kem thoa âm đạo, tăm bông, thụt rửa âm đạo từ 2-3 ngày trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.
– Tránh quan hệ tình dục tối thiểu là 2 ngày trước khi thực hiện thăm khám.
– Trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc hoặc điều trị bệnh phụ khoa thì cần thông báo lại cho bác sĩ.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cũng cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là lựa chọn đáng tin cậy dành cho chị em hiện nay. TCI không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi có trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề, mà trang thiết bị tại đây cũng luôn được cập nhập và đổi mới theo sự phát triển của y học, với những máy móc được nhập khẩu từ các nước phát triển trên toàn thế giới. Ngoài ra, nhân viên y tế tại Thu Cúc TCI đều được đào tạo với chương trình bài bản, quan tâm và chăm sóc khách hàng như người nhà. TCI tự tin đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi thăm khám tại đây.
Trên đây là những thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung như nào để đạt được hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp người đọc có thêm những kiến thức cần thiết về hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung.