Ung thư buồng trứng là căn bệnh quái ác đã lấy đi tính mạng của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Bởi vậy, tầm soát ung thư buồng trứng giúp phát hiện sớm căn bệnh trên ngày càng được đề cao. Vậy cùng tìm hiểu lý do tại sao việc làm này lại quan trọng đối với phụ nữ hiện nay qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng
1.1. Dấu hiệu khi một người mắc ung thư buồng trứng
Trong các loại khối u phụ khoa, ung thư buồng trứng được cho là căn bệnh khó phòng ngừa và phát hiện nhất do vị trí nằm sâu bên trong vùng chậu nhỏ. Ung thư buồng trứng thường phát triển âm thầm và gần như không có dấu hiệu gì ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau cần đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện thăm khám.
– Đau bụng phần bụng dưới hoặc vùng chậu
– Cảm giác đau khi quan hệ tình dục
– Bị đầy hơi, chướng bụng
– Táo bón và mắc tiểu thường xuyên
– Cơ thể mệt mỏi và tình trạng sút cân không rõ nguyên nhân
1.2. Nguyễn nhân chính dẫn đến ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng tính đến hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm được những điểm chung giữa những người bị mắc ung thư buồng trứng bao gồm:
– Tiền sử bệnh trong gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị em gái trong gia đình có mắc ung thư buồng trứng thì cần kiểm tra tầm soát định kỳ vì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng rất cao. Ngoài ra, gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng làm tăng tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng.
– Tiền sử bệnh cá nhân: Trong quá khứ từng mắc ung thư vú hoặc ung thư đại tràng sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao.
– Độ tuổi: Những người có độ tuổi trên 50 có tỷ lệ bộc phát ung thư buồng trứng cao. Tỷ lệ này còn cao hơn nữa với những người phụ nữ trên 60 tuổi.
– Khả năng sinh sản: Những người phụ nữ chưa từng mang thai và sinh con có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người đã từng.
– Sử dụng thuốc có chứa chất kích thích phóng noãn: Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tuy nhiên vẫn chưa thể chắc chắn vì đang trong quá trình nghiên cứu.
– Điều trị hormon thay thế: Việc điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh làm tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng
– Sử dụng bột talc: Phụ nữ sử dụng loại bột này vào cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
2. Tại sao phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng một cách định kỳ?
2.1. Trước khi tìm hiểu tại sao phụ nữ nên tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ hãy tìm hiểu về các phương pháp giúp sàng lọc và phát hiện căn bệnh trên
Thực hiện tầm soát và sàng lọc ung thư buồng trứng là cách duy nhất để phát hiện sớm căn bệnh trên. Có 4 phương pháp giúp sàng lọc ung thư buồng trứng:
Xét nghiệm máu với dấu ấn chỉ điểm ung thư buồng trứng CA 12-5
CA 12-5 là chỉ số giúp chỉ điểm ung thư buồng trứng. Ở người bình thường, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng 0-35Um/L, chỉ số này càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng tăng theo. Ngoài khả năng giúp sàng lọc ung thư buồng trứng, CA 12-5 còn giúp các bác sĩ theo dõi hiệu quả hồi phục trong quá trình điều trị. Ngoài ra, để kết quả chẩn đoán được chính xác nhất, các bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số khác như CA 19-9, HE4, CEA,…
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm khuếch tán, mô tả lại những hình ảnh bên trong cơ thể. Thực hiện siêu âm trong tầm soát sàng lọc ung thư buồng trứng có thể giúp bác sĩ phát hiện những điểm bất thường, các tổn thương cũng như khối u xuất hiện bên trong buồng trứng.
Chụp cắt lớp CT, chụp MRI, chụp X-quang
Khi ung thư buồng trứng phát triển đến một mức nào đó sẽ có khả năng di căn đến các bộ phận khác. Các phương pháp chụp CT, MRI và X-quang sẽ đưa ra hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán được những bộ phận nào đã bị ảnh hưởng.
Sinh thiết
Sau khi phát hiện các khối u, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết bằng cách lấy mẫu tế bào trực tiếp từ khối u đó. Sau đó, mẫu vật này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích và đánh giá.
2.2. Tại sao cần tầm soát ung thư buồng trứng?
Thống kê từ các nhà nghiên cứu cho thấy, có đến 90% số người mắc ung thư buồng trứng được chữa khỏi hoàn toàn ở những giai đoạn đầu của bệnh. Tỷ lệ này giảm xuống từ 70-80% khi bệnh đã tiến triển nặng hơn và chỉ còn 20% nếu như phát hiện khi bệnh đã di căn đến các bộ phận khác. Điều này cho chúng ta thấy, càng phát hiện muộn thì khả năng chữa khỏi bệnh càng giảm.
Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện bởi gần như không có triệu chứng hoặc những biểu hiện ban đầu thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Do đó, tầm soát giúp phát hiện ung thư buồng trứng là vô cùng quan trọng. Việc làm này không chỉ giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị một cách đáng kể.
3. Những lưu ý trước khi thực hiện tầm soát và sàng lọc ung thư buồng trứng
Để tầm soát ung thư được chính xác và hiệu quả, người khám cần lưu ý những điều sau:
– Thời điểm thích hợp để tầm soát phát hiện sớm ung thư buồng trứng là khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ hành kinh gần nhất.
– Không nên sàng lọc tầm soát ung thư buồng trứng khi đang đặt thuốc hoặc điều trị các bệnh phụ khoa.
– Không nên quan hệ tình dục từ 2-3 ngày trước khi xét nghiệm tầm soát sàng lọc ung thư buồng trứng để tránh tổn thương cổ tử cung làm sai lệch kết quả.
– Không sử dụng các chất bôi trơn trước khi tầm soát bởi những chất này có thể che lấp những tế bào bất thường.
Tầm soát và sàng lọc ung thư buồng trứng đòi hỏi trình độ và sự chính xác cao. Do đó bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn. TCI hiện đang là một trong số những bệnh viện có chất lượng dịch vụ tốt nhất Hà Nội. Không chỉ vậy, Thu Cúc TCI còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu từ trong và ngoài nước, cùng trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo độ chính xác trong quá trình thăm khám luôn ở mức cao.
Chị em phụ nữ cần thận trọng với căn bệnh ung thư buồng trứng và đừng quên tầm soát phát hiện sớm ung thư buồng trứng ít nhất là 1 năm 1 lần để bảo vệ sức khỏe bản thân mình!