Trà là một loại thức uống được nhiều người ưa thích và sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với một số người nhạy cảm với trà, khi sử dụng sẽ gây ra cảm giác say trà, bồn chồn và đặc biệt là mất ngủ. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mất ngủ vì uống trà, hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1.Tại sao việc uống trà lại gây mất ngủ?
Theo nghiên cứu, trong thành phần của trà có chứa nhiều caffeine. Tương tự như amphetamin và cocaine, caffeine thuộc nhóm chất hóa học có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương và não bộ trở nên hưng phấn, tỉnh táo và tập trung hơn.
Sau khi sử dụng một lượng trà vào cơ thể, thay vì bị phân hủy ở ống tiêu hóa như thức ăn, caffeine lại nhanh chóng theo máu di chuyển tới niêm mạc đường ruột. Khi đến não bộ, chúng sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng lượng norepinephrine, từ đó tăng cường sự lưu thông máu ở thận, ruột, dạ dày, đồng thời kích thích hoạt động dẫn truyền thần kinh và làm hạn chế cảm giác uể oải, mệt mỏi.
Tùy theo chất lượng và mỗi loại trà khác nhau mà thành thành caffeine có thể dao động từ 20 – 60mg cho 5g trà. Theo quan niệm, trà đen là loại trà có chứa hàm lượng caffeine cao nhất. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến lượng caffeine trong trà đó là loại lá. Theo đó, trà được làm từ các loại lá càng già thì thành phần chứa càng nhiều caffeine. Và ngược lại, lá trà càng non thì càng chứa ít caffeine.
Ngoài ra, loại hình thành phẩm của trà cũng có tác động đến hàm lượng caffeine có trong nước trà. Trà nguyên lá thường có hàm lượng caffein ít hơn so với trà túi lọc. Nguyên nhân là do trà túi lọc chứa lá trà đã được nghiền nát, do vậy lượng caffeine cũng dễ thoát ra ngoài hơn.
2. Uống trà bị mất ngủ nên làm gì?
Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ do uống trà, áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp người bệnh nhanh chóng chìm vào giấc ngủ:
2.1 Đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh và đủ tối
Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh với đệm gối mềm mại và ánh sáng vừa phải sẽ giúp ngủ ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó, nên tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… cùng hệ thống đèn trước khi ngủ. Thay vào đó, có thể sử dụng nguồn sáng dễ chịu từ nến thơm hay đèn ngủ là sự lựa chọn hoàn hảo nhằm hỗ trợ và cải thiện giấc ngủ.
2.2 Vận động nhẹ nhàng để cải thiện mất ngủ vì uống trà
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Bởi khi luyện tập, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có khả năng ru ngủ, đi vào giấc ngủ dễ dàng. Vì vậy, sau khi uống trà, người bệnh nên tập yoga, đi bộ quanh nhà, ngồi thiền…để dễ ngủ hơn.
2.3 Ngâm mình thư giãn
Theo một nghiên cứu, thói quen tắm nước ấm trước khi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sẽ giúp người bệnh chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, đồng thời giấc ngủ cũng được kéo dài hơn so với bình thường. Các chuyên gia lý giải rằng, việc ngâm mình thư giãn trong nước ấm có thể làm hạ thân nhiệt. Khi đó, đồng hồ sinh học tự nhiên hiểu rằng đã đến lúc cơ thể nghỉ ngơi, đi vào giấc ngủ. Thông thường, cơ thể con người sẽ đạt nhiệt độ cao nhất vào buổi chiều tối và thấp nhất trước khi ngủ.
2.4 Thưởng thức một ly sữa ấm
Trong thành phần của các loại sữa nói chung đều rất giàu tryptophan, đây là một loại axit amin có khả năng xoa dịu thần kinh, tăng cường thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thêm nước lọc để hòa loãng nồng độ caffeine cũng như bổ sung nước đường nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải caffeine trong máu và dạ dày thông qua đường nước tiểu.
2.5 Ăn bưởi để cải thiện chứng mất ngủ vì uống trà
Ăn bưởi sau khi uống trà chính là một trong những bí quyết giúp ngủ ngon đơn giản và hiệu quả. Với hương vị the đắng, tinh dầu bưởi có khả năng bất hoạt lượng caffeine trong gan. Lúc này, não bộ sẽ không còn trở nên hưng phấn quá mức sau khi dùng trà.
2.7 Thư giãn tinh thần
Khi đầu óc tập trung, tỉnh táo hơn sau khi uống trà, người bệnh thường có xu hướng tiếp tục trằn trọc, băn khoăn về những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Đây cũng là lý do khiến người bệnh không thể an tâm chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, hãy cố gắng ổn định tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký… để thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ hơn.
2.8 Điều chỉnh tư thế ngủ
Tư thế ngủ là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Để có giấc ngủ ngon, nên nằm thẳng lưng thoải mái cùng một chiếc gối ôm mềm mại với độ cao vừa phải. Đồng thời hạn chế nằm sấp, nằm nghiêng vì điều này vô tình tạo áp lực lên vai, gáy, cổ, ngực và khiến người bệnh đau mỏi vào sáng hôm sau.
3. Những lưu ý khi sử dụng trà vào buổi tối để tránh mất ngủ
Trong quá trình sử dụng trà, người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây để hạn chế tình trạng mất ngủ vì uống trà gây ra:
3.1 Chú ý về liều lượng
Việc sử dụng từ 200 – 300mg caffeine mỗi ngày được cho là an toàn ở hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh lo lắng, dễ mất ngủ, nhạy cảm với caffeine hay đang dùng một số loại thuốc, tốt nhất không nên uống nhiều trà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý không uống trà trong vòng 4 giờ trước khi ngủ để hạn chế tình trạng mất ngủ.
3.2 Sử dụng ít thời gian và nhiệt độ thấp hơn
Do caffeine là thành phần có áp lực cao nên khi pha trà có thể sử dụng nước ấm để hạn chế lượng caffeine thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo cách pha trà với nước mát. Điều này sẽ giúp hàm lượng caffeine có trong trà giảm đi đáng kể khi pha lạnh.
3.3 Sử dụng trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược được làm từ các loại lá cây, hạt, quả mọng và trái cây như: trà hoa cúc, trà hoa lạc tiên, trà tâm sen… đều rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng đều không chứa caffeine nên người bệnh có thể uống vào buổi tối mà vẫn đảm bảo giấc ngủ.
Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh đã hiểu rõ hơn về những lý do mất ngủ vì uống trà. Bên cạnh đó, một số lưu ý khi dùng trà cũng sẽ giúp người bệnh tìm ra cách tốt nhất để thưởng thức trà nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe.