Khám đường huyết thai kỳ là việc kiểm tra chỉ số đường huyết của mẹ trong quá trình mang thai, mẹ cần thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ để sớm phát hiện sớm các vấn đề về đường huyết có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của các chỉ số đường huyết
Các chỉ số đường huyết (chỉ số tiểu đường) có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá sức khoẻ và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ở các thời điểm trong ngày, mẹ bầu sẽ có các chỉ số đường huyết khác nhau, cho nên mẹ bầu cần đo vào các thời điểm: trước khi ăn, sau khi ăn và lúc đói để cho ra kết quả chính xác nhất.
1.1 Chỉ số đường huyết an toàn
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai an toàn là:
– Chỉ số khi đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
– Chỉ số sau khi ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
– Chỉ số sau khi ăn 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).
Điều này đồng nghĩa với việc nếu sau khi làm các xét nghiệm, mẹ có từ 2 chỉ số bất thường thì được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể mắc tiểu đường trước hoặc sau khi mang thai đều cần.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng lên 21,8%. Có thấy, số người mắc tiểu đường trong thời kỳ mang thai là khá cao và tăng lên qua mỗi năm, có thể do lối sống, tỷ lệ béo phì tăng, tiền sử giá đình có người mắc tiểu đường type 2 hoặc mẹ bầu có tiền sử sinh con >4kg, mang thai ngoài 35 tuổi, người mắc hội chứng buồng trứng đa nang …
Căn cứ vào kết quả đường huyết mẹ đó được, bác sĩ sẽ cho biết những ảnh hưởng mà mẹ và bé có thể gặp phải. Theo đó, mẹ được hướng dẫn cụ thể về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng hay chỉ định các loại thuốc phù hợp nhằm làm giảm nồng độ đường huyết.
1.2 Những nguy cơ thường gặp khi chỉ số khám đường huyết thai kỳ cao
Hiện nay, trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường khá phổ biến và thường không xuất hiện các triệu chứng một cách rõ rệt. Vì vậy, nếu mẹ không phát hiện kịp thời cũng như kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong thai kỳ.
Đối với mẹ:
– Mẹ có thể dễ xảy ra sinh non, tỷ lệ mổ cao hơn sinh thường và tăng mức độ rủi ro do phẫu thuật.
– Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bị tăng huyết áp, làm tăng khả năng sảy thai nhiều lần liên tiếp, thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân. Thậm chí còn gây ra băng huyết, tiền sản giật/ sản giật cho mẹ.
– Em bé sinh ra có cân nặng vượt mức (>4kg), dư ối, đa ối, mẹ dễ bị rối loạn tuần hoàn, lúc sinh có khả năng gây sang chấn tâm lý.
– Gây ra các bệnh phụ khoa, đặc biệt có nguy cơ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
– Nguy cơ phát triển lên tiểu đường type 2.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường cũng cao hơn, đặc biệt là nguy cơ nhiễm nấm candida và tái phát nhiều lần.
Đối với thai nhi: Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như:
– Khả năng bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoặc vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp sau khi sinh.
– Thai có kích thước quá to khiến khó sinh và phải mổ và mức độ rủi ro khi sinh mổ khá cao.
– Nguy cơ bị suy dinh dưỡng: Khi mẹ không kiểm soát được mức đường huyết, khiến dưỡng chất có thể không được truyền cho thai nhi đầy đủ, dẫn đến suy dinh dưỡng thai nhi.
– Nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường sau này.
Chính những biến chứng nguy hiểm trên, mẹ bầu cho dù đang mắc tiểu đường thai kỳ hay chưa đều cần khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi
2. Một số lưu ý giúp mẹ phòng ngừa tốt tiểu đường thai kỳ
2.1 Duy trì lối sống lành mạnh trong thai kỳ
– Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: chia nhiều bữa, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, ăn ít thực phẩm chứa đường thay vào đó mẹ nên ăn các loại hoa quả, ngũ cốc, rau xanh…
– Duy trì cân nặng ở mức ổn định bởi tăng cân nhanh sẽ dễ gây ra hiện tượng kháng lại insulin.
– Thời gian nghỉ ngơi hợp lý, điều này còn giúp cho tinh thần mẹ thoải mái và vui vẻ.
– Khám thai định kỳ: Việc theo dõi các chỉ số đường huyết trong từng tuần thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết,
2.2 Nên khám đường huyết thai kỳ vào thời gian nào?
Ngay từ lần khám thai đầu tiên, mẹ sẽ được bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh, khi xét nghiệm tiểu đường mà mẹ không có yếu tố nguy cơ thì phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường từ tuần 24 đến tuần 28 thai kỳ.
Trường hợp kết quả cho thấy mẹ có nguy cơ cao bị tiểu đường thì cần thực hiện tầm soát ngay trong lần khám thai đầu tiên hoặc 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó, vẫn tiếp tục thực hiện tầm soát ở tuần thai 24 đến tuần thai 28. Tại thời điểm này, việc sản xuất các hormone thúc đẩy tiết glucagon, kháng insulin, giảm dự trữ glycogen, chuyển đổi glycogen thành glucose trong gan, cũng như giảm hấp thu đường trong các mô tế bào ngoại vi đang được phát triển và gia tăng mạnh nhất. Vì vậy nghiệm pháp sẽ cho ra kết quả đánh giá chính xác nhất, để kịp thời cân đối và chữa trị.
Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp mẹ có nhiều thông tin bổ ích về khám đường huyết thai kỳ cũng như tầm quan trọng của việc kiểm soát các chỉ số đường huyết trong thời kỳ mang thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, mẹ hãy liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Mẹ có thể đặt lịch khám thai định kỳ tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng nhiều gói dịch vụ chất lượng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể, ba mẹ hoàn toàn yên tâm và sẵn sàng chào đón con yêu chào đời khỏe mạnh.