Sức khỏe tiêu hóa ở trẻ em và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ mặc dù được hình thành và phát triển từ trong bào thai nhưng vẫn còn những hạn chế, cả về cấu tạo và chức năng. Hệ tiêu hóa sẽ cải thiện dần trong quá trình phát triển của bé. Hầu hết trẻ đều mắc trải qua hoặc mắc phải một số bệnh lý về tiêu hóa. Tìm hiểu về những căn bênh này để xử lý kịp thời cho trẻ là điều rất quan trọng đối với các ông bố bà mẹ.

suc-khoe-tieu-hoa-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-biet

Hầu hết trẻ đều mắc trải qua hoặc mắc phải một số bệnh lý về tiêu hóa.

Khí sinh ra trong đường tiêu hóa

Tất cả mọi người đều có một lượng hơi tích tụ trong đường tiêu hóa (dạ dày, ruột) và trẻ em cũng vậy. Điều này xảy ra một cách tự nhiên sau khi ăn các thực phẩm và đồ uống như đậu, rau, và soda. Trẻ ăn quá nhanh hoặc thường xuyên nhai kẹo cao su –thói quen khiến cơ thể nuốt thêm một lượng hơi, cũng là nguyên nhân tạo ra khí. Lượng hơi này tăng lên sẽ gây đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu. Trẻ em ít bị đầy hơi, chướng bụng hơn người lớn vì thế nếu con của bạn có biểu hiện đau bụng, khó chịu do đầy hơi, nên đi khám bác sĩ.

Trào ngược axit dạ dày

Trẻ thường xuyên bị ợ nóng hoặc phun nhổ nước bọt thì nguyên nhân có nhiều khả năng là do trào ngược axit dạ dày. Một số loại thực phẩm nhất định, ăn quá no hoặc ăn gần giờ đi ngủ càng khiến cho triệu chứng của trào ngược axit dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ gặp phải các triệu chứng này thường xuyên. Viêc điều trị có thể là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống thuốc hoặc thực hiện các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân khác.

Virus và vi khuẩn

Vi khuẩn và virus có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Trẻ nhiễm vi khuẩn hoặc virus do ăn thực phẩm không đảm bảo hoặc chế biến không đúng cách, kéo theo các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa… Để bảo vệ trẻ, lựa chọn thực phẩm tươi sạch đảm bảo và luôn ăn chín uống sôi, nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với trẻ khác đang mắc bệnh.

suc-khoe-tieu-hoa-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-biet

Đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu tiêu chảy kéo dài lâu hơn hoặc có dấu hiệu thiếu nước như tã khô, ít đi vệ sinh, bơ phờ và khô miệng.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tiêu chảy như các bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tiêu chảy sẽ giảm dần và biến mất mà không cần điều trị trong 1 – 2 ngày. Đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu tiêu chảy kéo dài lâu hơn hoặc có dấu hiệu thiếu nước như tã khô, ít đi vệ sinh, bơ phờ và khô miệng.

Nôn mửa

Giống như tiêu chảy, ói mửa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, nôn mửa sẽ giảm dần và biến mất sau 1 -2  ngày và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên điều quan trọng là cần theo dõi xem trẻ có dấu hiệu bị mất nước do nôn mửa hay không. Tới bệnh viện ngay nếu trẻ bị sốt, có biểu hiện mất nước và không thể uống nước dù chỉ một vài ngụm nhỏ.
Nếu trẻ bị nôn, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng trong khoảng 8 giờ. Sau đó chuyển sang thức ặn dạng đặc hơn nhưng có vị nhạt như gạo, bánh mì, táo, chuối và bánh quy giòn. Trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ nhưng cần tránh thức ăn cay béo trong một vài ngày. Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước.

Táo bón

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ song nếu tình trạng kéo dài, thường xuyên thì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé sẽ bị ảnh hưởng. Táo bón có thể do trẻ có thói quen nhịn đi đại tiện, tác dụng phụ của thuốc hoặc một chế độ ăn uống ít chất xơ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay nếu trẻ bị táo bón kéo dài  hơn một tuần hoặc nếu trẻ có các triệu chứng khác như sốt, ói mửa, hoặc phân có máu. Điều trị bao gồm thuốc nhuận tràng và thay đổi chế độ ăn uống.

suc-khoe-tieu-hoa-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-biet

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ song nếu tình trạng kéo dài, thường xuyên thì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé sẽ bị ảnh hưởng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra đau bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu có thể là do mức độ nhạy cảm của ruột. Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích thường bị đau bụng ít nhất 1 lần/tuần trong vài tháng. Bệnh được điều trị bằng thuốc, kiểm soát căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống.

Không dung nạp lactose

Trẻ thường bị chuột rút, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy không lâu sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm được chế biến từ sữa? Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên – khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn – nhiều khả năng trẻ không dung nạp với lactose. Đây là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa được đường lactose có trong sữa, kem, pho mát… Tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ không dung nạp lactose. Mặc dù không có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng một số điều chỉnh về chế độ ăn uống có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital