Sỏi niệu quản 1/3 giữa là một trong những loại sỏi gây nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Sỏi ⅓ giữa là gì, có nguy hiểm không, điều trị ra sao…? Theo dõi bài viết để được giải đáp.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi niệu quản 1/3 giữa có nguy hiểm không?
Niệu quản là bộ phận nối thận và bàng quang. Sỏi được hình thành ở niệu quản phần lớn là do sỏi từ thận rơi xuống, mắc kẹt tại đây. Trong một số trường hợp sỏi cũng được hình thành ngay tại niệu quản do bẩm sinh niệu quản hẹp, lắng lại cặn bã và gây ra sỏi. Với chiều dài 25cm, sỏi tại niệu quản được chia thành sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa và sỏi niệu quản 1/3 dưới tùy thuộc vị trí sỏi. Sỏi niệu quản 1/3 giữa là tên gọi dùng để chỉ những viên sỏi nằm ở đoạn bắt chéo động mạch chậu. Việc phân chia này nhằm mục đích chọn lựa giải pháp điều trị hiệu quả đối với từng loại sỏi niệu quản.
Với đặc điểm là nhỏ và hẹp, mắc sỏi ở niệu quản dù với kích thước nhỏ đều rất nguy hiểm. Sỏi có thể làm tắc nghẽn, không cho nước tiểu đi xuống bàng quang, khiến thận ứ nước cấp độ nặng. Nếu không điều trị sớm sẽ gây suy thận, thậm chí là hỏng thận. Sỏi mắc kẹt ở niệu quản cũng có thể cọ xát gây viêm nhiễm đường tiết niệu, gây những cơn đau quặn thận… cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần có ý thức trong việc điều trị sớm sỏi niệu quản.
2. Sỏi niệu quản 1/3 giữa điều trị như thế nào?
Sau khi tiến hành chụp chiếu và thực hiện các xét nghiệm liên quan xác định rõ tình trạng sỏi, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.
– Nếu đường tiết niệu thông thoáng, sỏi kích thước nhỏ có thể đẩy ra theo đường tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau để đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu. Bệnh nhân cần uống nhiều nước và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Nếu xác định sỏi không thể ra ngoài theo đường tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Phương pháp này có thể điều trị hiệu quả sỏi 1/3 giữa mọi kích thước, dù to hay nhỏ.
2.1. Nguyên lý điều trị của phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng
Tán sỏi nội soi ngược dòng là một bước tiến mới trong việc điều trị sỏi với đặc điểm đặc trưng là đi vào theo đường “tự nhiên” không mổ. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đi từ niệu đạo, vào bàng quang rồi tiến đến vị trí sỏi niệu quản. Sau đó dùng năng lượng laser cực lớn để bắn vỡ sỏi, sau đó mảnh vụn sỏi sẽ được bơm hút ra ngoài.
Với đường đi như trên, bệnh nhân không có vết mổ, không có sẹo. Dụng cụ nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ viên sỏi để bắn vỡ chúng mà không ảnh hưởng đến cơ quan khác. Bệnh nhân cũng không đau đớn do được gây tê tủy sống.
2.2. Ưu điểm của tán sỏi nội soi ngược dòng
– Bệnh nhân không có vết mổ: Ống nội soi được luồn qua niệu đạo để tiếp cận sỏi mà không cần mổ, giúp bệnh nhân tránh được những tai biến, biến chứng mổ mở như nhiễm trùng, chảy máu…
– Có thể loại bỏ dứt điểm được sỏi niệu quản ⅓ giữa: Năng lượng laser cực lớn sẽ bắn vỡ hoàn toàn viên sỏi kể cả những viên sỏi rắn, sỏi san hô.
– An toàn, chóng hồi phục: Phương pháp này không có can thiệp dao kéo nên an toàn hơn rất nhiều so với mổ mở. Thời gian diễn ra ca tán sỏi là rất nhanh. Sau đó bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh và có thể xuất viện sau 1 ngày.
2.3. Nhược điểm của phương pháp tán sỏi nội soi bằng laser
– Trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng do bị hẹp niệu đạo hoặc viêm nhiễm niệu đạo.
– Bệnh nhân sau tán sỏi có thể gặp biến chứng tổn thương niệu quản tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra. Nếu có, phần lớn liên quan đến chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ chủ trị. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở thiết bị y tế đầy đủ, tân thiến, hiện đại… để ca tán sỏi diễn ra thành công.
3. Lưu ý sau điều trị sỏi niệu quản 1/3 giữa
Bệnh nhân sau khi điều trị bằng tán sỏi ngược dòng thì cần nghỉ ngơi theo dõi từ 24 – 48 tiếng. Sau đó sẽ được xuất viện về nhà. Bệnh nhân có thể sớm quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa tái phát. Đồng thời, đừng quên tái khám định kỳ theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng sức khỏe hệ tiết niệu, định kỳ 6 tháng – 1 năm.
Một số lưu ý về ăn uống và vận động người bệnh cần lưu ý đó là:
– Uống đủ nước sạch: Cung cấp đủ nước cho cơ thể, không ít hơn 2 lít mỗi ngày, nên chia nhỏ lượng nước và không đợi khi khát mới uống.
– Không nhịn tiểu và ngồi 1 chỗ quá lâu
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm, đồ ăn quá mặn. Các thực phẩm chứa nhiều oxalat cũng cần hạn chế nếu không sẽ dễ hình thành sỏi oxalat.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, có thể bổ sung qua nước ép để dễ sử dụng hơn.
– Luyện tập hằng ngày với các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, vặn người…
– Không đi ngủ quá muộn, không thức khuya, hạn chế các chất kích thích, đồ uống có ga…
4. Kết luận
Sỏi niệu quản 1/3 giữa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến không được can thiệp chữa trị kịp thời. Bệnh nhân không nên chần chừ vì với giải pháp tán sỏi nội soi ngược dòng, bệnh nhân đã không còn lo lắng phải mổ mở đau đớn. Do đó, nếu có phát hiện ra khỏi, hãy tuân thủ theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để mau chóng loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể, chấm dứt các triệu chứng khó chịu và sống vui khỏe.