Sỏi niệu quản ⅓ trên là vị trí sỏi nằm giữa ở đoạn nối giữa bể thận và niệu quản. Nếu không kịp thời xử lý, sỏi niệu quản ⅓ trên sẽ gây bít tắc đường tiểu dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của sỏi niệu quản ⅓ trên là gì?
Sỏi niệu quản ⅓ trên là vị trí rất thường gặp khi bị sỏi niệu quản. Khi bị sỏi niệu quản ⅓ trên, người bệnh có những triệu chứng sau:
1.1. Sỏi niệu quản ⅓ trên gây ra những cơn đau lưng, đau hông
Triệu chứng đau lưng, đau hông kéo dài đến bụng dưới. Do nước tiểu bị ứ đọng tại thận trong thời gian dài gây suy giảm chức năng thận. Các tế bào thận bị tổn thương nên dẫn đến những cơn đau này.
Những cơn đau tại lưng, hông và bụng dưới do sỏi niệu quản ⅓ trên thường kéo dài trong khoảng vài giờ.
1.2. Người bệnh bị khó tiểu
Sỏi niệu quản ⅓ trên bít tắc đường tiểu khiến cho người bệnh dù cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bị tiểu rắt, khó tiểu, gây cảm giác khó chịu.
Người bệnh có cảm giác tiểu buốt, tiểu ra máu
Đó là do bề mặt viên sỏi gồ ghề, khi cọ xát với niêm mạc niệu quản sẽ gây ra tổn thương, chảy máu. Do đó khiến cho người bệnh có cảm giác tiểu buốt và đi tiểu ra máu.
1.3. Nước tiểu có màu bất thường do sỏi niệu quản ⅓ trên
Nước tiểu có thể có màu hồng do chảy máu niêm mạc niệu quản ít. Nước tiểu đục, có váng và mùi hôi do sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
1.4. Người bệnh bị sốt cao
Sỏi gây tổn thương niêm mạc niệu quản, tổn thương tế bào thận dẫn đến nhiễm trùng niệu quản, nhiễm trùng thận. Khi đó người bệnh có những biểu hiện sốt cao và ớn lạnh.
1.5. Người bệnh bị buồn nôn, khó tiêu
Khi sỏi niệu quản ⅓ trên có kích thước lớn sẽ gây chèn ép lên những dây thần kinh cơ quan xung quanh trong đó có hệ tiêu hóa. Do đó người bệnh có triệu chứng buồn nôn và khó tiêu. Bệnh nếu không được điều trị khiến người bệnh bị sút cân, ăn không ngon miệng.
2. Những biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản ⅓ trên
Khi viên sỏi có kích thước quá lớn hoặc có nhiều viên sỏi xếp chồng lên nhau trong niệu quản sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
2.1. Sỏi niệu quản ⅓ trên gây tắc nghẽn đường tiểu, giãn niệu quản
Khi viên sỏi kích thước lớn gây cản trở đường đi của nước tiểu. Dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng lại, gây ra ứ nước tại thận, giãn thận và giãn niệu quản. Các cơn đau quặn thận cũng xuất phát từ lý do này.
2.2. Sỏi gây ra viêm đường tiết niệu
Sỏi niệu quản gây ứ nước hoặc sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây nhiễm trùng đường đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn di chuyển ngược lên thận gây viêm thận.
2.3. Suy giảm chức năng thận dẫn đến suy thận cấp, mạn tính
Sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận. Các tế bào thận bị tổn thương lâu ngày dẫn đến suy thận cấp và mạn tính.
3. Điều trị sỏi niệu quản như thế thế nào?
3.1. Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội khoa (Uống thuốc)
Khả năng sỏi niệu quản được tống xuất ra bên ngoài theo đường tiểu phụ thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi. Khi viên sỏi càng nhỏ, vị trí càng gần bàng quang (xa thận) và bề mặt nhẵn thì tỷ lệ được đào thải ra bên ngoài cơ thể theo đường nước tiểu sẽ càng cao.
Tuy nhiên, sỏi niệu quản có đặc điểm tiến triển rất nhanh, dễ gây bít tắc đường tiểu và nguy cơ gây phá hủy thận khá cao. Do đó, điều trị nội khoa sỏi niệu quản chỉ có thể áp dụng khi:
Sỏi niệu quản nhỏ, có đường kính ≤ 5mm.
Bề mặt sỏi nhẵn, có bờ rõ nét.
Chức năng niệu quản và chức năng thận vẫn bình thường, chưa bị ảnh hưởng.
Người bệnh được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp ngoại khoa
Các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa mới có thể làm sạch sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản kích thước nhỏ, bề mặt nhẵn đã điều trị nội khoa trong một thời gian mà không có kết quả.
Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ trên, khả năng di chuyển tự nhiên thấp.
Sỏi niệu quản đã gây tắc nghẽn đường tiểu và gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các trường hợp không đáp ứng với giảm đau.
Sỏi niệu quản đã ảnh hưởng đến chức năng thận.
Sỏi xuất hiện ở cả hai bên niệu quản.
Nếu như trước đây cần phải mổ mở để lấy sỏi niệu quản và các loại sỏi khác thuộc hệ tiết niệu. Giờ đây, với công nghệ tán sỏi đột phá việc điều trị sỏi tiết niệu trở nên dễ dàng hơn. Các phương pháp tán sỏi không dao kéo giúp bệnh nhân đỡ đau, mau hồi phục và đặc biệt không chảy máu, không gây ra sẹo xấu.
3.2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể – Điều trị sỏi niệu quản không mổ, không đau
Bác sĩ sẽ điều khiển hệ thống máy tán sỏi phát sóng xung kích tập trung vào vị trí có sỏi. Dưới tác động của chùm sóng, viên sỏi bị vỡ thành nhiều mảnh vụn và được đào thải ra bên ngoài theo đường nước tiểu.
Tán sỏi ngoài cơ thể cho hiệu quả tốt ở những viên sỏi có đường kính < 1.5cm, thận ứ nước từ độ 2 trở xuống.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người đăng bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu, có các bệnh về xương và bệnh nhân bị béo phì.
3.2.2. Tán sỏi qua da – Điều trị sỏi niệu quản ít xâm lấn, ít đau
Với phương pháp này, bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ đường kính khoảng 5mm để đưa thiết bị tiếp cận viên sỏi. Viên sỏi sẽ được phá vỡ bởi sóng siêu âm hoặc laser. Các mảnh sỏi to sẽ được gắp và đưa ra ngoài theo đường hầm nhỏ. Các mảnh vụn nhỏ sẽ được bài xuất theo đường nước tiểu.
Tán sỏi qua da điều trị được sỏi có kích thước lớn thay thế cho phương pháp mổ mở truyền thống.
3.2.3. Tán sỏi nội soi ngược dòng – Điều trị sỏi niệu quản không mổ, ít đau, nhanh hồi phục
Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đi ngược từ niệu đạo, lên bàng quang, lên niệu quản đến gần vị trí của viên sỏi. Sau đó, năng lượng laser được sử dụng để trực tiếp phá hủy viên sỏi trong lòng niệu quản. Các mảnh vụn sỏi sẽ được tống xuất ra bên ngoài theo đường nước tiểu.
Sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản ⅓ trên nói riêng có đặc điểm tiến triển nhanh và dễ gây nhiều biến chứng ch hệ tiết niệu. Do đó, khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về thận và hệ tiết niệu bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để kịp thời thăm khám và điều trị.