Sinh mổ và những điều cần biết là điều được rất nhiều mẹ bầu quan tâm bởi đây là những kiến thức giúp mẹ bầu chủ động hơn trước khi sinh cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
Trong quá trình chuyển dạ, vì một lý do nào đó có thể từ người mẹ hoặc em bé mà không thể sinh thường được, các bác sĩ sẽ phải can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật (mở bụng và tử cung), phương pháp này gọi là sinh mổ. Mẹ bầu hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để hành trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là những thông tin liên quan đến sinh mổ và những điều cần biết mà các mẹ bầu đừng bỏ lỡ.
Menu xem nhanh:
1. Những trường hợp buộc phải sinh mổ
Sinh mổ thường được thực hiện trong trường hợp các bác sĩ thấy rằng có thể sẽ xảy ra những rủi ro cho người mẹ và em bé nếu mẹ sinh thường theo ngả âm đạo, cụ thể:
Đối với mẹ:
- Mẹ bầu sinh con đầu lòng khi đã trên 35 tuổi
- Mẹ bầu mắc những bệnh lý như thiếu máu, các bệnh tim mạch, huyết áp cao, hen phế quản, tiểu đường thai kỳ,…
- Tử cung hoặc khung xương chậu của mẹ bầu có dấu hiệu bất thường
- Mẹ bầu có tiền sử sinh mổ
Đối với thai nhi:
- Tình trạng nhau tiền đạo, tứ là nhau thai ở dưới thấp trong tử cung của người mẹ và cản đường đi của thai nhi
- Thai nhi quá lớn không qua được khung xương chậu
- Ngôi thai bất thường, bé nằm ngang hoặc ngược
- Dây rốn rơi về phía trước và cản trở việc em bé ra ngoài bằng phương pháp sinh thường.
Ngoài ra, một số trường hợp các cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ như thời gian chuyển dạ kéo dài, thai quá ngày, song thai hoặc đa thai, vỡ tử cung, cạn ối,…
> Tìm hiểu: dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ.
2. Quá trình sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào?
Sau khi quyết định sinh mổ các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, đặt ống thông tiểu để làm sạch bàng quang. Sau đó sẽ rạch một đường nhỏ ở phía bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu bụng và tử cung của người mẹ. Quy trình này sẽ được thực hiện rất nhanh cùng với tác dụng của thuốc gây tê nên mẹ bầu sẽ không cảm thấy đau đớn dù vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật.
Sau đó, em bé sẽ được các bác sĩ vệ sinh và kiểm tra sức khỏe. Nếu em bé khỏe mạnh, em bé sẽ được thực hiện áp da với mẹ sau đó được các nữ hộ sinh đưa ra ngoài gặp người thân và gia đình. Nếu trong tình trạng bé yếu thì các bác sĩ sẽ đưa vào lồng kính thực hiện chế độ chăm sóc đặc biệt và tiếp tục theo dõi.
Quá trình sinh mổ sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút, trong đó thời gian kể từ khi bác sĩ thực hiện rạch vết rạch đầu tiên trên bụng mẹ cho đến khi lấy em bé ra chỉ mất từ 5 – 7 phút. Thời gian còn lại được dành cho việc chuẩn bị và chăm sóc cho mẹ trước và sau khi phẫu thuật.
>> Tìm hiểu rõ hơn về quy trình sinh mổ qua video đẻ mổ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
3. Thời gian hồi phục sau mổ
Tùy vào thể trạng sức khỏe của mẹ bầu mà thời gian hồi phục của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt thì khoảng 24h sau khi mổ là có thể ngồi dậy được và sau khoảng 3 – 4 ngày có thể xuất viện.
Hầu hết các bà mẹ sẽ cảm thấy bớt đau sau một vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn đau nhức kéo dài lên đến 8 tuần sau sinh, thậm chí vài tháng sau đó.
Để cơ thể mau chóng hồi phục, người mẹ nên giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi tốt, vệ sinh vùng âm đạo và vết mổ cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng. Một chế độ dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng với mẹ bầu lúc này.
Mẹ bầu sẽ không được phép ăn gì trong vòng 6h sau mổ, để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa các mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đã “xì hơi” được thì mẹ bầu có thể ăn uống như bình thường. Trong mỗi bữa ăn nên bổ sung thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú, tránh bị táo bón. Đặc biệt để vết mổ chóng lành mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin A, B, C, K và protein, những thành phần này sẽ đẩy nhanh quá trình tạo tế bào mới, hình thành nên lớp da non và nhanh chóng làm lành vết mổ.
Sau khi sinh mổ cần phải có thời gian để tử cung hồi phục, tránh bị rạn, tốt nhất người mẹ nên có kế hoạch rõ ràng cho lần sinh em bé tiếp theo. Khoảng thời gian thích hợp để mang thai là sau 3-5 năm, bởi vì phần lớn các trường hợp đã sinh mổ thì khả năng sinh mổ lần tiếp theo là rất cao.
4. Sinh mổ an toàn hãy chọn bệnh viện uy tín
Để hạn chế những rủi ro trong quá trình sinh cũng như các biến chứng sau sinh mổ các mẹ hãy tìm cho mình một cơ sở y tế thật sự chất lượng.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn cho hành trình vượt cạn của mình. Tại đây cung cấp các dịch vụ thăm khám thai sản, thai sản trọn gói giúp quá trình mang thai và sinh nở của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng hơn.
Quy tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ gây tê, gây mê đầu ngành trong nước và Quốc tế, hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều, quy trình sinh nở được thực hiện khép kín, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, khi sinh con tại Bệnh viện Thu Cúc các mẹ sẽ không cần phải mang theo bất cứ đồ dùng gì, tất cả đều được bệnh viện chuẩn bị sẵn. Cả mẹ và bé được chăm sóc đặc biệt 24/24 trong suốt thời gian lưu viện, đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ giúp vệ sinh, chăm sóc vết mổ cho mẹ, vệ sinh và chăm sóc rốn cho bé.
Ngoài ra, khi đăng ký gói thai sản trọn gói mẹ còn được hưởng những quyền lợi khác như được tham gia lớp học tiền sản miễn phí, hưởng trọn vẹn mọi dịch vụ tiện ích cao cấp… và rất nhiều những ưu đãi tuyệt vời khác.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến sinh mổ mà chúng tôi muốn chia sẻ với các mẹ bầu. Hy vọng với tất cả những thông tin đã cung cấp có thể giúp các mẹ hiểu hơn về sinh mổ và những điều cần biết là gì, từ đó chuẩn bị được mọi mặt để bắt đầu hành trình vượt cạn của mình.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói cũng như các chương trình khuyến mại của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, xin vui lòng tham khảo chi tiết tại đây.
Tin liên quan
- Bác sĩ mổ đẻ giỏi ở phụ sản Hà nội
- Sinh mổ khi nào lành vết thương
- Review dịch vụ đẻ mổ trọn gói ở viện C
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc