Menu xem nhanh:
1. Siêu âm có biết suy thận không?
Theo các chuyên gia về bệnh thận, siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn trong đánh giá suy thận cấp hoặc mạn tính, đôi khi bổ sung bằng siêu âm Doppler.
Do phần lớn các trường hợp suy thận không xác định rõ nguyên nhân, siêu âm sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng hỗ trợ điều trị thích hợp. Qua siêu âm, một số vấn đề gây ra suy thận thường được phát hiện như: giãn đài thận hay thận kém ở giai đoạn cuối, thận đa nang.
Tuy nhiên, siêu âm là không đủ để chẩn đoán chính xác tình trạng suy thận trong trường hợp thận vẫn có kích thước bình thường, không bị giãn đài bể thận.
Siêu âm có thể cho môt số chỉ dẫn chẩn đoán. Đó là hiện tượng tăng âm vỏ thân với các tháp thân bình thường cho thấy có khả năng mắc bệnh cầu thận. Tăng âm vỏ và tủy thận cho thấy khả năng mắc bênh về cầu thận – ống thận. Mặc dù vậy, các dấu hiêu này không đủ chính xác trong chẩn đoán lâm sàng.
Do đó, nếu bệnh nhân có kích thước các thân bình thường và không bị giãn đài thận, để chẩn đoán khả năng suy thận chính xác sẽ cần hỗ trợ bởi phương pháp sinh thiết thân. Sinh thiết sẽ được thực hiện tốt dưới hướng dẫn của siêu âm.
2. Một số vấn đề khác về suy thuận
2.1. Giãn đài thận gây bít tắc dẫn dến suy thận
Ở các bệnh nhân giãn đài thận, bệnh tắc nghẽn đường niệu phải được khẳng định hoặc loại trừ, đặc biệt các nguyên nhân suy thận có thể điều trị được. Cho dù các thận đó nhỏ, loại bỏ bít tắc có thể làm giảm creatinine và tránh phải chạy thân. Nếu giãn đài thân mà bàng quang căng hay còn tồn dư nhiều sau khi tiểu tiện, việc đặt ống thông tiểu (sonde) là biện pháp thích hợp.
Sau khi đã làm giảm creatinine, bác sĩ sẽ xác định tình trạng tắc tại đường ra của bàng quang chính là nguyên nhân gây suy thân. Giãn đài bể thân sau khi đặt ống thông tiểu có thể giúp hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng này.
Nếu không làm giảm mức creatinine, phương pháp chụp bể thân ngược dòng là cần thiết. Với nam giới, bênh lý tiền liêt tuyến ác tính ngoài gây tắc đường ra của bàng quang còn có thể kết hợp xâm lấn gây tắc nghẽn phần thấp của niệu quản.
Ở các bệnh nhân giãn đài thận, bàng quang có kích thước bình thường và không có nước tiểu tồn dư, chụp xuôi dòng nên được thực hiên ngay lâp tức. Nếu xác định có tắc nghẽn đường niêu, bệnh nhân nên được dẫn lưu đài thân. Với các bênh nhân tắc nghẽn đường niêu kèm theo triệu chứng sốt, nên chọc dẫn lưu xuôi dòng dể loại trừ viêm thân bể thân.
2.2. Thận yếu ở giai đoạn cuối, thận đa nang
– Thận yếu vào giai đoạn cuối: Khi hai quả thận chỉ dài dưới 6 cm được coi là mức độ suy yếu ở giai đoạn cuối của mọi loại bệnh. Lúc này, vỏ thận không đủ độ bền vững để duy trì chức năng vốn có. Bệnh nhân có thận giai đoạn cuối thường được chỉ định chạy thận nhân tạo.
– Thận đa nang: Xuất hiện nhiều nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận, các nang khác nhau về kích thước và có thể phát triển rất lớn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp cao và suy thận.