Sàng lọc ung thư phổi và 4 phương pháp thường được sử dụng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính với số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo số liệu thống kê GLOBOCAN 2020, nước ta có tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14.4% và 23.79 ca tử vong vì bệnh lý này. Đa số các dấu hiệu ung của ung thư phổi không xuất hiện cho tới khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, việc sàng lọc ung thư phổi sẽ làm giảm tối đa biến chứng và nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

1. Nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gây ung thư phổi

Ung thư phổi là sự tăng trưởng bất thường của các mô trong phổi. Theo thời gian khối u này sẽ gia tăng về kích thước và sự xâm lấn gây bệnh ở những cơ quan lân cận hoặc có thể là di căn ở giai đoạn nặng hơn.

Ung thư phổi gồm 2 loại đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Cả 2 loại ung thư này đều có triệu chứng giống nhau, ở giai đoạn đầy người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

– Ho dai dẳng kéo dài hoặc ho có lẫn đờm, máu.

– Thở khò khè, hụt hơi.

– Đau ngực, cơn đau sẽ tăng nặng hơn khi cười, thở sâu hoặc ho.

– Mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

– Chán ăn và sụt cân.

Bất kỳ một đối tượng nào cũng có thể mắc ung thư phổi nhưng tỷ lệ này sẽ tăng cao đối với những người có các yếu tố như:

– Hút thuốc lá chủ động và thụ động: Là một nguyên nhân phổ biến, có tới 80 – 85% người mắc ung thư phổi có liên quan tới hút thuốc. Hút thuốc càng nhiều, càng lâu năm thì nguy cơ ung thư phổi càng cao.

– Một số yếu tố khác: Ô nhiễm không khí, bức xạ ion hóa, khí radon, amiante, tiền sử mắc các bệnh hô hấp mạn tính (lao phổi, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính), tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột) đã từng mắc ung thư.

– Đã xạ trị: Nếu đối tượng đã từng thực hiện xạ trị để chữa một số loại ung thư khác thì khả năng cao hệ hô hấp cũng dễ phát triển một số khối u ác tính.

ung thư phổi

Ung thư phổi có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là nhóm đối tượng nguy cơ cao

2. Tìm hiểu chung về sàng lọc ung thư phổi

2.1. Vai trò của sàng lọc ung thư phổi đối với sức khỏe

Với mục tiêu của sàng lọc là nhằm phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh dứt điểm. Tại thời điểm dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi phát triển, thì tình trạng ung thư đã ở giai đoạn muộn dẫn tới tình trạng điều trị bệnh trở nên phức tạp và giảm tiên lượng sống.

Chính vì vậy sàng lọc ung thư phổi sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh đó còn giúp phát hiện các bệnh lý khác ngoài ung thư phổi như giãn phế quản, vôi hóa động mạch vành, phình động mạch chủ… Mọi người nên chủ động thực hiện, đặc biệt là nhóm đối tượng nguy cơ cao cần sàng lọc sớm và duy trì định kỳ để phòng ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm.

2.2. Các phương pháp thường được áp dụng trong sàng lọc ung thư phổi

Xét nghiệm chỉ điểm khối u

Một trong những phương pháp thường gặp trong sàng lọc ung thư, bao gồm các chỉ số SCC, Cyfra 21-1, CEA, nSE và Pro GRP trong máu. Tuy nhiên, cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để biết chính xác có mắc ung thư hay không.

Chụp X-quang phổi

Gần như các khối u phổi sẽ xuất hiện qua phim X-quang dưới dạng các vùng có màu xám trắng. Nhưng nếu chỉ dựa vào phương pháp này để đưa ra chẩn đoán thì chưa chính xác và không hiệu quả đối với những tổn thương nhỏ. Bởi thông thường khó có thể phân biệt giữa ung thư và tình trạng khác như áp xe phổi.

Chụp cắt lớp vi tính CT

Đối với phương pháp này sẽ giúp phát hiện những tổn thương dù nhỏ nhất nhằm xác định cụ thể được vị trí, kích thước hay hình dạng di căn của bệnh. Máy chụp sử dụng lượng bức xạ ở liều thấp giúp chụp hình ảnh phổi chi tiết, quá trình chụp nhanh chóng, không gây đau cho người bệnh nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

Nội soi phế quản

Một trong những phương pháp giúp quan sát phía trong phổi. Quá trình nội soi được thực hiện thông qua việc sử dụng ống nội soi phế quản, có gắn đèn và camera nhỏ ở đầu. Khi ống được đưa vào trong cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng, qua cổ họng, khí quản và vào đường dẫn khí trong phổi. Trong quá trình nội soi nếu phát hiện ra bất thường sẽ lấy mẫu sinh thiết để làm xét nghiệm xác định có phải là tế bào của ung thư hay không.

sàng lọc ung thư phổi

Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến

3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện sàng lọc bệnh ung thư phổi

Để sàng lọc và kết quả chẩn đoán được chính xác, trước khi kiểm tra cần lưu ý một số vấn đề:

– Nhịn ăn 6 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm máu.

– Tạm dừng sử dụng các loại thuốc đang uống trước ngày thăm khám để tránh ảnh hưởng tới kết quả.

– Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích trước khi lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 4 tiếng.

– Mặc trang phục đơn giản, thoải mái, không đeo nhiều phụ kiện và các trang sức bằng kim loại.

– Lắng nghe và thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình chụp X-quang và chụp CT.

tầm soát ung thư phổi

Phát hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ điều trị khói bệnh hoàn toàn càng giảm

Theo thống kê, tại các đất nước phát triển chỉ có khoảng 25% người bệnh ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi, cần thay đổi lối sống khoa học và lành hơn. Bên cạnh đó cần chủ động sàng lọc sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử lý các nguy hiểm tiềm ẩn.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang triển khai đồng loạt các gói sàng lọc sức khỏe được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia với đầy đủ các danh mục thiết yếu. Cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại giúp tối ưu thời gian kiểm tra. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành thăm khám trực tiếp giúp tư vấn và đánh giá chi tiết, tận tình giải đáp tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mong rằng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn rõ hơn về hoạt động sàng lọc ung thư phổi. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital