Sau sinh là khoảng thời gian mà các mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều nhất để sớm phục hồi thể trạng, ổn định sức khỏe và quay lại nhịp sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, nghỉ ngơi không có nghĩa là sản phụ không thể vận động. Vậy phụ nữ sau đẻ thường sau bao lâu thì đi lại được?
Menu xem nhanh:
1. Sản phụ đẻ thường sau bao lâu mới đi lại được? Có nên đi lại nhiều không?
Đẻ thường là phương pháp sinh nở tự nhiên qua ngả âm đạo. Vậy nên, phụ nữ sau đẻ thường dễ phục hồi thể trạng, tử cung co hồi tốt hơn và có thể đi lại, vận động sớm hơn phụ nữ sinh mổ. Đặc biệt, các biến chứng hậu sản ở sản phụ đẻ thường cũng rất ít gặp. Nhờ đó, các mẹ sau sinh có thể vận động bình thường chỉ sau một thời gian ngắn.
1.1. Sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi lại được?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau đẻ thường có thể phục hồi rất nhanh. Chỉ sau ngày đầu tiên, các mẹ đã có thể tự ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng. Với những trường hợp mẹ phải rạch, khâu tầng sinh môn thì việc đứng ngồi ban đầu có thể gặp chút khó khăn hơn.
Để có thể đi lại một cách bình thường, sản phụ sau đẻ thường cần thời gian khoảng 1 tuần. Lúc này, các mẹ đã có thể đi đứng khá thoải mái. Tuy nhiên, những trường hợp có vết khâu tầng sinh môn vẫn nên vận động nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, tránh làm bục vết thương.
Với những mẹ sinh thường gặp một số biến chứng hậu sản như băng huyết, suy nhược do sinh khó,… thời gian để cơ thể sản phụ phục hồi sẽ lâu hơn. Vì vậy, các mẹ cần phải được chăm sóc tốt trước khi cố gắng để đi lại bình thường.
1.2. Mẹ đẻ thường sau bao lâu thì đi lại được? Có nên đi lại nhiều không?
Để tử cung có thể sớm co hồi lại kích thước ban đầu, nhanh chóng hết sản dịch, hạn chế băng huyết, thuyên tắc mạch sau sinh, việc đi lại, vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết.
Ngày đầu sau sinh, các mẹ có thể xuống khỏi giường và đi lại thật chậm rãi, từ từ quanh phòng. Khi mệt, các mẹ có thể ngồi xuống nghỉ ngơi. Sản phụ không nên gắng sức mà nên chia thành nhiều lần tập đi, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút.
Sau khoảng 20 đến 30 ngày, sản phụ đã có thể ổn định sức khỏe hơn, bắt đầu đi lại dễ dàng hơn và có thể đi bộ ngoài trời. Tuy nhiên, lúc này các mẹ cũng không nên đi lại quá lâu. Cơ thể sau sinh vẫn còn yếu, tử cung vẫn đang trong quá trình co bóp, đẩy sản dịch và phục hồi kích thước ban đầu, đi lại quá nhiều dễ khiến các mẹ bị đau, mệt mỏi. Đặc biệt, các mẹ có thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn cũng không nên đi lại quá lâu để tránh bục vết khâu.
Các mẹ không nên quá chú tâm đến việc sau bao lâu có thể đi lại bình thường được mà nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ. Ngủ đủ 7 đến 10 tiếng mỗi ngày, ăn uống đủ chất, giờ giấc điều độ là cách tốt nhất để sản phụ có thể phục hồi thể trạng, nhanh chóng đi lại bình thường. Ngoài ra, việc này cũng rất có lợi cho quá trình kích thích tiết sữa. Mẹ có thể cho bé bú dễ dàng hơn, sản dịch cũng mau hết hơn, cơ thể và tâm trạng cũng ổn định tốt hơn.
Thời gian này, người mẹ rất cần đến sự hỗ trợ từ người thân, gia đình. Những người trong gia đình có thể hỗ trợ mẹ làm vệ sinh, chăm con, để tâm lý của mẹ được thư giãn, thoải mái, tránh mệt mỏi.
2. Sau đẻ thường, sản phụ nên vận động như thế nào? Liệu việc cho con bú có bị ảnh hưởng?
Trái với những mẹ luôn muốn bản thân có thể sớm đi lại, vận động bình thường sau sinh, vẫn còn có rất nhiều trường hợp cho rằng sau đẻ thường, sản phụ cần phải được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, hạn chế đi lại, vận động. Quan điểm này không những khiến cho cơ thể của các mẹ trì trệ, tử cung không được kích thích, tuần hoàn máu kém mà còn khiến người phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, bức bách, khó chịu, dẫn đến tâm lý không thoải mái.
2.1. Lợi ích của việc vận động nhẹ nhàng sau sinh
Sau đẻ thường, người phụ nữ vẫn cần nghỉ ngơi nhưng cũng nên kết hợp vận động nhẹ nhàng để cơ thể được kích thích, sớm phục hồi. Ngoài ra, việc vận động sau sinh còn giúp các mẹ:
– Giảm nguy cơ đau xương khớp, đau lưng do thể trạng thay đổi đột ngột.
– Giúp cải thiện tâm trạng, khiến các mẹ thoải mái hơn.
– Giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ tử cung phục hồi, thể lực sớm ổn định.
– Cải thiện quá trình tiết sữa cho con bú, giúp cơ thể làm quen nhanh với sự thay đổi của các hormone.
– Khắc phục vấn đề về hệ bài tiết như táo bón, bí tiểu.
– Phục hồi sức bền, kích thích các dây chằng, cơ bắp.
– Giúp phòng ngừa nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi, cải thiện hệ hô hấp sau sinh.
– Rút ngắn quá trình phục hồi, các mẹ có thể trở lại sinh hoạt thường ngày sớm nhất.
– Ngăn ngừa các vấn đề hậu sản, sản dịch sớm được đẩy hết ra ngoài, hỗ trợ quá trình phục hồi của tầng sinh môn.
Ngoài việc đi lại, các mẹ có thể luyện tập thêm những bài tập co, duỗi các chi, tập thở ngay tại giường. Những động tác này rất tốt cho quá trình tuần hoàn, hô hấp của sản phụ. Các mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên tập luyện quá sức trong ngày mà nên chia nhỏ thời gian để vận động.
Một số hoạt động thể thao như bơi lội, đạp xe có thể thực hiện từ khoảng 6 tuần sau sinh thường. Ngoài ra, hoạt động thể chất nặng hơn, các mẹ nên để sau 3 đến 6 tháng, khi cơ thể, tử cung đã phục hồi và ổn định hơn.
2.2. Vận động sau sinh có làm ảnh hưởng đến việc cho con bú?
Nếu vận động không đúng cách, thực hiện các động tác tập luyện mạng có thể khiến lactic acid ở sữa tích tụ, làm biến chất của sữa và khiến trẻ khó tiếp nhận. Bởi vậy, các mẹ cần chú ý vận động vừa phải, không quá sức và nên uống nhiều nước để cải thiện chất lượng sữa, giúp sữa về nhiều hơn.
Sau khi vận động, các mẹ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm Việc kiêng cữ thái quá vấn đề tắm gội, vệ sinh là không cần thiết, không khoa học, thậm chí có thể làm cho vi khuẩn tích tụ, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ và sức khỏe của bé khi con ngậm núm vú để bú sữa.
Quá trình vận động, để tránh mồ hôi ra nhiều, gây bít tắc lỗ chân lông, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, các mẹ cũng nên lựa chọn những bộ đồ rộng, thoáng, chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút tốt. Đặc biệt, mẹ cần thay quần áo thường xuyên, sau mỗi lần vận động.
Việc vận động thường xuyên giúp các mẹ cải thiện khả năng tiết sữa, giúp sữa về nhiều hơn. Việc cho con bú sớm không chỉ tốt cho mẹ mà còn có lợi cho sự phát triển về thể chất lẫn hệ miễn dịch của con.
Nói tóm lại, vận động sau sinh đúng cách, mẹ sẽ không cần lo lắng đến khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc làm gián đoạn quá trình cho con bú.
Bên cạnh đó, để có một ca sinh nở thành công, được chăm sóc tốt sau sinh, các mẹ cũng nên chú ý lựa chọn địa chỉ đi sinh đảm bảo chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dịch vụ tốt, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sau sinh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TCI, hàng ngàn mẹ bầu đã vượt cạn sinh thường thành công, có một quá trình mang thai, sinh nở hết sức viên mãn. Không chỉ được thăm khám, quản lý thai kỳ hiệu quả, các mẹ còn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của đội ngũ bác sĩ Sản khoa suốt quá trình mang thai, vượt cạn và sau sinh. Bên cạnh đó, thời gian lưu viện, sản phụ cũng được chăm sóc tận tình, chu đáo bởi đội ngũ điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết. Điều dưỡng hỗ trợ mẹ mọi lúc, giúp các mẹ có thể yên tâm nghỉ ngơi, từ đó phục hồi thể lực và xuống giường đi lại sớm hơn.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho các mẹ cũng được đảm bảo trong quá trình lưu viện. Ba bữa cơm mỗi ngày, được tính toán đủ lượng calories cần thiết, giúp mẹ luôn được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho việc phục hồi thể lực. Sau khi rời viện, đa số các mẹ sinh thường đều đã khá ổn định, có thể đi lại nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Sau khi xuất viện, các mẹ cũng sẽ có một buổi tái khám với bác sĩ Sản khoa để kiểm tra tình trạng phục hồi cũng như thể chất.
Đi lại, vận động sau sinh là một trong những cách giúp các mẹ cải thiện thể lực, tinh thần của mình một cách tốt nhất. Việc lười vận động, nghỉ ngơi quá nhiều không chỉ khiến cơ thể trì trệ, mạch máu bị tắc, rối loạn khả năng bài tiết mà còn khiến các mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm sau sinh. Bởi vậy, khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Đẻ thường sau bao lâu thì đi lại được?”, các mẹ nên cố gắng tập ngồi dậy, sau đó đi lại, vận động chân tay một cách linh hoạt. Thời gian ở cữ của các mẹ sinh thường chỉ nên kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Sau đó, mẹ có thể tự tin trở lại quỹ đạo sinh hoạt thường nhật, tận hưởng những giây phút đáng nhớ cùng con yêu.