Sau sinh, các mẹ sẽ có một khoảng thời gian lưu viện. Tùy thuộc vào mẹ sinh mổ hay sinh thường, tình trạng sức khỏe phục hồi ra sao, có gặp các biến chứng sau sinh hay không,… mà thời gian lưu viện sẽ dài hoặc ngắn. Đầu tiên, cùng tìm hiểu đẻ thường mấy ngày ra viện, từ đó sản phụ chủ động hơn sau quá trình sinh nở, có kế hoạch xuất viện đúng thời gian quy định mà cơ sở y tế đưa ra.
Menu xem nhanh:
1. Sản phụ đẻ thường mấy ngày ra viện?
1.1. Sản phụ đẻ thường mấy ngày ra viện? Tại sao đẻ thường cần lưu viện theo dõi sau sinh?
Như chúng ta đã biết, quá trình đẻ thường bao gồm các giai đoạn chuyển dạ, xóa mở tử cung, sổ thai và sổ nhau thai. Với mỗi giai đoạn này, cơ thể người mẹ có những biến đổi để dần giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn, em bé có thể thuận lợi ra khỏi bụng mẹ.
Đầu tiên, tử cung liên tục co giãn, cổ tử cung mở dần để em bé có thể được đẩy xuống ngả âm đạo. Quá trình này, các cơn co tử cung xuất hiện càng lúc càng nhanh và dồn dập. Sau khi cổ tử cung mở hết cỡ, em bé được đưa xuống tới khung chậu, ngả âm đạo. Dưới áp lực từ cổ tử cung, tác động từ những cơn gò của mẹ, thai nhi được đẩy ra ngoài. Sau khi giúp thai nhi ra ngoài, bác sĩ Sản khoa sẽ hướng dẫn mẹ rặn để tống nhau thai còn sót lại ra khỏi cơ thể. Lúc này, các cơn gò tử cung vẫn còn.
Sổ nhau thai thành công, tử cung lập tức co hồi lại và bắt đầu phục hồi tình trạng, kích thước như trước sinh. Quá trình này, mẹ cần được theo dõi kỹ lưỡng trong ngày đầu tiên kể từ khi sinh. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần được kiểm tra các chỉ số sinh tồn, tình trạng vết thương như rạch tầng sinh môn, các vấn đề về quá trình co giãn của tử cung để trở về kích thước ban đầu, quá trình đẩy sản dịch ra ngoài,…
Đặc biệt, với những mẹ ít sữa, sữa chưa về nhiều, trong quá trình lưu viện, điều dưỡng, bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc, tư vấn, massage thông tia sữa hiệu quả. Nhờ đó, các mẹ có thể yên tâm về quá trình lưu viện, đồng thời hiểu hơn lý do tại sao đẻ thường cần lưu viện theo dõi sau sinh.
1.2. Sản phụ đẻ thường mấy ngày ra viện?
Thông thường, sản phụ đẻ thường sẽ có từ 1 đến 2 ngày lưu viện. Thời gian lưu viện này được linh động, linh hoạt khi các mẹ quá mất sức, hoặc quá yếu.
Điển hình, với những sản phụ bị băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng tầng sinh môn,… việc nằm lại viện theo dõi thêm là rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho các mẹ.
Rất nhiều mẹ bỉm sữa vẫn mong muốn sau sinh, mẹ và con được chuyển tới phòng lưu viện để chăm sóc. Tại phòng lưu viện, chị em được chăm sóc cẩn thận, thăm khám thường xuyên và được hỗ trợ để sức khỏe phục hồi tốt sau khi trải qua quá trình “vượt cạn”.
2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau sinh tại viện
Tuy việc chăm sóc các mẹ sinh thường đơn giản và có phần dễ dàng hơn các mẹ sinh mổ, những việc chăm sóc sao cho đúng, cần lưu ý những vấn đề gì là điều mà chúng ta cần quan tâm. Như đã chia sẻ, việc chăm sóc các mẹ như thế nào, có tốt hay không sẽ quyết định thời gian lưu viện của mẹ lâu hay mau.
Bản thân sản phụ, người nhà sản phụ cần chú ý những vấn đề sau trong quá trình lưu viện:
– Theo dõi quá trình phục hồi về thể chất của mẹ:
Vấn đề đầu tiên mà sản phụ cần theo dõi là tình trạng ra sản dịch sau sinh. Sản dịch là hỗn hợp dịch tiết gồm chất nhầy, những gì còn sót lại của nhau thai, các mô bị bong khỏi niêm mạc tử cung.
Thông thường, sản dịch sẽ được tống ra ngoài từ 7 đến 14 ngày. Màu sắc của sản dịch ban đầu đỏ sẫm, giống như màu máu. Nhưng sau đó vài ngày, màu đỏ nhạt dần, chuyển sang hồng và cũng trở nên loãng hơn. Sản dịch thường không có mùi hôi và không kéo dài quá 4 tuần.
Nếu tình trạng sản dịch có dấu hiệu bất thường như ra kèm máu, ồ ạt không dứt, có mùi hôi kèm theo viêm nhiễm, các mẹ cần nhanh chóng thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tránh biến chứng hậu sản có thể xảy ra.
Bên cạnh sản dịch, sản phụ cần chú ý đến các cơn đau dạ con sau sinh. Đây được ví như “cơn đau đẻ thứ hai” sau quá trình vượt cạn. Trong quá trình dạ con co lại, những cơn đau xuất hiện. Sau 2 đến 6 tuần, dạ con sẽ trở lại kích thước ban đầu như trước khi sinh nở.
Vấn đề cương sữa cũng thường gặp ở các mẹ sau sinh thường. Tình trạng này thường khiến các mẹ khó chịu trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Để cải thiện, các mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của điều dưỡng, giúp massage bầu ngực hoặc sử dụng tia hồng ngoại để sữa được tiết ra dễ dàng hơn.
Vết khâu tầng sinh môn là tổn thương sau sinh mà các mẹ cần đặc biệt chú ý. Vết thương này có thể lành từ 5 ngày tới 1 tuần. Quan trọng nhất, sản phụ cần chú ý giữ vệ sinh và để vết khâu tầng sinh môn luôn được khô ráo, tránh nhiễm trùng.
– Xây dựng cân bằng dinh dưỡng sau sinh:
Trong quá trình lưu viện, các mẹ thường được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sản phụ phục hồi tốt sau sinh.
Đặc biệt, theo các bác sĩ Sản khoa, các mẹ sau sinh thường sẽ mất sức nhiều, cần nạp năng lượng tối đa. Vì vậy, chị em không cần kiêng khem quá đà, tránh tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khả năng phục hồi cũng kém hơn.
Các mẹ cũng nên lưu ý, sau sinh cần uống nhiều nước và đặc biệt tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn hay các loại gia vị mạnh.
– Về vấn đề vận động, tinh thần:
Trong thời gian lưu viện, các mẹ cần được chăm sóc và đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn nhất. Thời gian này, điều dưỡng bệnh viện sẽ luôn hỗ trợ các mẹ để sản phụ có thể dành thời gian tối đa cho việc nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý vận động thường xuyên để giúp quá trình tuần hoàn máu được tốt hơn, hỗ trợ phục hồi thể trạng ổn định hơn.
Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế, địa chỉ hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở, sau sinh với nhiều tiện ích, quyền lợi rất tốt. Trong đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là đơn vị được các mẹ bầu tin tưởng lựa chọn nhiều năm nay. Không chỉ được đánh giá cao với dịch vụ Thai sản trọn gói, dịch vụ trong quá trình lưu viện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI cũng thường xuyên nhận được những phản hồi tốt của sản phụ.
Khi sử dụng gói Thai sản, sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ nhận được nhiều quyền lợi, tiện ích bao gồm:
– Mẹ được theo dõi quá trình phục hồi, sức khỏe sau sinh tại viện từ 1 đến 2 ngày.
– Mẹ được điều dưỡng hỗ trợ chăm sóc, chăm con, tắm bé, vệ sinh mỗi ngày.
– Bé được tiêm vắc xin viêm gan B và vitamin K sau sinh để đảm bảo miễn dịch và sức khỏe toàn diện.
– Mẹ được cung cấp 3 bữa cơm dinh dưỡng mỗi ngày. Mỗi suất ăn đều đã được tính toán cụ thể lượng calories cần thiết để đảm bảo thể trạng của mẹ có thể hấp thu tốt, cung cấp đủ chất giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng.
– Sau khi xuất viện, các mẹ có một buổi khám tổng quát sau sinh với bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện. Mẹ có thể trao đổi kỹ hơn về các vấn đề bản thân gặp phải sau sinh như bí tiểu, đau tức bụng, sản dịch bất thường,… để nhận được những chỉ định cần thiết.
Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn các mẹ bầu đã có thể hiểu hơn về quá trình theo dõi, phục hồi sức khỏe sau sinh tại viện. Chị em cũng nên đặc biệt lưu ý nghỉ ngơi thường xuyên, tránh để bản thân mệt mỏi, căng thẳng, giúp cho thời gian bình phục sau đẻ thường nhanh hơn, cũng không còn băn khoăn vấn đề đẻ thường mấy ngày ra viện.