Sán lá gan không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu lơ là điều trị sẽ khiến sức khỏe suy giảm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sán lá gan kí sinh ở đâu, nguyên nhân gây bệnh như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp bệnh sán lá gan là gì?
Sán lá gan là một loại ký sinh trùng, hình dạng giống chiếc lá và có thân dẹt. Nó được xếp vào nhóm sinh vật lưỡng tính vì có bộ phận sinh dục giống đực và giống cái. Bệnh sán lá gan xảy ra khi ăn uống phải thực phẩm có sán lá và nhiễm bệnh.
Bệnh sán lá gan được chia thành 2 loại bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Trong đó, sán lá gan nhỏ gồm 3 loại như sau:
– Clonorchis sinensis
– Opisthorchis viverrini
– Opisthorchis felineus
Sán lá gan lớn gồm 2 loại là:
– Fasciola hepatica
– Fasciola gigantic
Bệnh sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Sán lá gan lớn khi kí sinh ở gan tiết ra các chất độc làm tổn thương, phá hủy nhu mô gan, từ đó gây áp xe gan. Sau 2-3 tháng, sán lá gan tiếp tục lớn lên ở đường mật trong thời gian lên tới 30 năm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, phù hợp có thể biến chứng thành ung thư gan, ung thư đường mật.
2. Nguyên nhân gây nhiễm bệnh sán lá gan là gì?
Nguyên nhân phổ biến khiến con người mắc bệnh sán lá gan là do thói quen ăn uống. Ăn các loại rau mọc dưới nước như rau cần, cải xoong, rau nhút, … nhưng không đảm bảo vệ sinh. Môi trường nước là điều kiện lý tưởng để trứng sán phát triển thành ấu trùng và sán trưởng thành để gây bệnh ở người. Sán lá gan khi vào người sẽ di chuyển khắp cơ thể, đi xuyên qua mạch máu rồi vào ổ bụng. Từ ổ bụng, sán xuyên qua bao gan vào gan sinh sống, làm nhu mô gan tổn thương.
Ngoài ra, ăn đồ tái từ thịt lợn, bò, cá, tôm, … món ăn sống sushi, sashimi hay lối sống thiếu vệ sinh, phóng uế bừa bãi, vứt bỏ chất thải chưa qua xử lý, … cũng là nguyên nhân khiến sán sinh sôi, xâm nhập và gây hại cho con người.
3. Giải đáp: Sán lá gan kí sinh ở đâu?
3.1. Sán lá gan kí sinh ở đâu? – Trường hợp sán lá gan nhỏ
Ở sán lá gan nhỏ, sán ký sinh chủ yếu ở người và một số động vật như chó, mèo, hổ, rái cá, chuột … Trứng theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ, … Trứng lơ lửng trong nước, bị loài ốc thuộc giống Bithynia hoặc Melania nuốt phải. Trong cơ thể ốc, ấu trùng lông tơ chui ra khỏi trứng, phát triển lần lượt từ giai đoạn bào tử nang đến ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc chui qua da cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, … Khi xâm nhập vào cơ thể của cá, chúng rụng đuôi và thành hậu ấu trùng ở da hoặc thịt cá.
Ấu trùng này vào dạ dày, di chuyển xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan. Sau khi xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Một tháng sau đó, sán trưởng thành và đẻ trứng.
3.2. Sán lá gan kí sinh ở đâu? – Trường hợp sán lá gan lớn
Với sán lá gan lớn, sán trưởng thành sống trong ống mật của động vật ăn cỏ rồi đẻ trứng. Trứng theo mật rồi theo phân ra ngoài, phôi bào phát triển thành ấu trùng lông sau khoảng 9-15 ngày. Khi ra ngoài, sán gặp môi trường nước, ấu trùng lông tơ rời khỏi trứng, bơi trong nước rồi chui vào loài ốc dưới nước có tên Lymnaea. Trong cơ thể ốc lần lượt phát triển qua các giai đoạn bào tử nang rồi tới ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, bám tựa vào cây thủy sinh, rụng đuôi và biến thành hậu ấu trùng.
Khi các loài động vật ăn cỏ hay con người ăn phải các loại rau này, vào ruột non hậu ấu trùng mất vỏ, phát triển thành sán non. Sán non bắt đầu chui qua vách ruột, xuyên phúc mạc và qua gan để sống trong các ống mật. Sán sinh sống khoảng 1 năm ở đây. Nhiều trường hợp, sán non lọt vào mạch máu đi nhầm vào phổi, mắt, mô dưới da.
3.3. Thông tin về vòng đời của sán lá gan
Sán lá gan phổ biến ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Sán lá gan trưởng thành và sinh sống trong ống mật. Trứng sán theo phân ra ngoài, trong môi trường nước thì tế bào phôi phát triển thành ấu trùng có lông tơ. Ấu trùng chui qua nắp tìm ốc thích hợp để chui vào, phát triển từ giai đoạn tử nang, tiến tới cuối cùng là ấu trùng đuôi.
Mỗi giai đoạn phát triển số lượng ấu trùng tăng lên nhanh chóng. Một ấu trùng lông có thể tạo ra 100.000 ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc, bơi tìm ký chủ trung gian thích hợp để bám vào. Tại địa điểm này, nó rụng đuôi và biến thành ấu trùng.
Các ký chủ trung gian thứ 2 có thể là thực vật thủy sinh, cá hoặc loài giáp xác. Khi người hay các loài động vật ăn ký chủ trung gian thứ 2 thì hậu ấu trùng đi vào theo đường ruột, di chuyển đến cơ quan thích hợp và sinh trưởng, phát triển thành sán trưởng thành trong vài tháng.
4. Các phương pháp phòng bệnh sán lá gan hiệu quả
Dựa vào những con đường lây nhiễm của sán lá gan cho con người, chúng ta có thể phòng bệnh bằng những cách sau đây:
– Thực hiện ăn chín uống sôi hoàn toàn, không ăn đồ sống, chưa qua chế biến như gỏi, tiết canh.
– Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Sử dụng nguồn nước sạch để uống, nấu ăn, nước uống cần đun sôi kỹ.
– Các loại rau trồng dưới nước như rau muống, cải xoong, rau cần phải rửa sạch sẽ, ngâm muối hoặc các dung dịch khử khuẩn để đảm bảo an toàn, lưu ý luộc chín kỹ.
– Không ăn các loại ốc, cá nếu chưa được nấu chín, vệ sinh sạch sẽ.
– Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của sán lá gan, cần đến cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.