Giải đáp: Sán lá gan gây hậu quả gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh sán lá gan ở người bao gồm 2 loại phổ biến là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Bệnh sán lá gan tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc: Sán lá gan gây hậu quả gì?

1. Bệnh sán lá gan là gì?

Bệnh sán lá gan là bệnh ký sinh trùng đường mật gây nhiễm khuẩn khi người bệnh ăn phải thức ăn có sán, uống nước chưa đun sôi… Vậy bệnh sán lá gan gây hậu quả gì cho người bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và giải đáp thắc mắc trên nhé.

Sán lá gan gây hậu quả gì

Bệnh sán lá gan là bệnh ký sinh trùng gây nhiễm khuẩn khi người bệnh ăn phải thức ăn có sán, uống nước chưa đun sôi…

2. Nguyên nhân gây sán lá gan

Sán lá gan thuộc nhóm lưỡng tính, có hình như chiếc lá, sán lá gan lớn có kích thước và hình dạng lớn hơn nhiều lần so với sán lá gan nhỏ. Trứng phát triển thành ấu trùng, sau đó phát triển để gây bệnh.

Sán lá gan lớn thường gây bệnh cho những loài động vật ăn cỏ. Hầu hết những người nhiễm bệnh nguyên nhân do không may ăn các loại rau sống trồng dưới nước như rau ngò, cần tây, rau diếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

3. Cơ chế sinh sản của sán lá gan

Cơ chế sinh sản của sán lá gan sẽ được chia thành hai giai đoạn chính như sau:

3.1. Giai đoạn xâm lấn gan

Khi người bệnh sử dụng rau sống để ăn hoặc uống nước có chứa sán, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Khi đến tá tràng, sán sẽ đi sâu vào khoang bụng và di chuyển xâm nhập xuống gan và gây bệnh cho cơ quan này. Khi đến nhu mô gan, sán còn có thể di chuyển đến các cơ quan khác, tạo thành sán lạc ở ổ bụng, thành ruột, thành dạ dày. Sau khoảng 2 tuần sau khi sán xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh các miễn dịch chống lại ký sinh trùng này.

3.2. Giai đoạn xâm nhập đường mật

Sau khi sán lá gan ký sinh vào nhu mô gan, nó xâm nhập vào đường mật và tồn tại dưới dạng ký sinh trong thời gian dài. Trong hệ thống mật, trứng trưởng thành đi theo mật vào ruột và được thải ra ngoài theo đường phân, đồng thời tiếp tục lây nhiễm sang các vật thể khác. Sán lá gan có thể ký sinh trong cơ thể tồn tại lên tới hàng chục năm.

Cơ chế sinh sản của sán lá gan

Khi người bệnh sử dụng rau sống để ăn hoặc uống nước có chứa sán, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa

4. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sán lá gan

Đa số người bệnh thường khó nhận biết các triệu chứng do nhiều trường hợp bệnh không được xác định cho đến khi phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh sán lá gan mà mọi người cần chú ý:

– Đau vùng gan: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau vùng gan, cơn đau âm ỉ, đau lan ra sau lưng hoặc bên trái, có thể lan lên đến vùng bụng trên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh chỉ thấy khó chịu, buồn nôn, chướng bụng.

Rối loạn tiêu hóa.

– Sốt nhẹ kèm theo ớn lạnh, nhưng cũng cắt sốt nhanh chóng.

– Chóng mặt và đổ mồ hôi liên tục.

– Xuất hiện các bất thường về da bao gồm vàng da, nổi mề đay và xanh xao do thiếu máu.

– Gan sưng to, có thể sờ thấy được nhưng tùy theo mức độ tình trạng người bệnh.

– Có thể xuất hiện dịch trong ổ bụng.

– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sán lá gan

Đa số người bệnh thường khó nhận biết các triệu chứng cho đến khi phát triển các biến chứng nghiêm trọng

5. Bệnh sán lá gan gây hậu quả gì?

Sán lá gan là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Khi người bệnh bị nhiễm sán lá gan lớn, các nang sẽ giải phóng ấu trùng vào dạ dày, tá tràng và xuyên qua thành tá tràng, chui vào ổ bụng rồi di chuyển vào nhu mô gan để sinh trưởng và phát triển.

Trong quá trình ký sinh ở gan, các chất độc do sán lá gan tiết ra sẽ phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau 2 đến 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán đi vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn dễ gây bệnh ung thư đường mật. Trong một số trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển đến các cơ quan khác như da, cơ, khớp, dạ dày, ruột kết…

Sau khi sán lá gan nhỏ xâm nhập vào nhu mô gan, ấu trùng phát triển và đẻ trứng vào đường mật. Sán lá gan sống trong đường mật của gan, chúng nằm sát lá gan để ăn thức ăn và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và đường mật như các bệnh xơ gan, xơ cứng ống dẫn mật, tắc ống mật… Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị, bệnh sán lá gan có thể dẫn đến xơ gan cổ trướng, thoái hóa áp xe gan, đây là những bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao.

6. Phòng ngừa sán lá gan

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lá gan, mỗi người cần chủ động tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Luôn thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi chế biến;

– Hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ ăn tái, sống, không an toàn vệ sinh;

– Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

– Quản lý tốt và dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống xung quanh nhà;

– Tránh sử dụng các loại rau sống ở dưới nước, rau mọc hoang dại;

– Nếu gia đình chăn thả gia súc, gia cầm thì nên tách biệt riêng ra khỏi khu vực trồng rau.

Phòng ngừa sán lá gan

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lá gan, mỗi người cần chủ động tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi chế biến

Trên đây là những thông tin giúp mọi người giải đáp được thắc mắc sán lá gan gây hậu quả gì. Bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng cho con người nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sán lá gan người bệnh nên đến cơ sở gần nhất để khám và điều trị ngay

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital