Sa trực tràng ở trẻ em điều trị và phòng tránh như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Khánh Hồng

Bác sĩ Nội Khoa

Trẻ bị sa trực tràng thường khiến cha mẹ hoang mang, lo lắng không biết nên xử trí như thế nào cho đúng. Chính vì thế, sa trực tràng ở trẻ em điều trị và phòng ngừa như thế nào được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vềcác chữa trị và phòng ngừa sa trực tràng ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sa trực tràng ở trẻ em

Sa trực tràng ở trẻ em được hiểu là tình trạng một phần của lớp niêm mạc hoặc thành trực tràng bị tổn thương di động khỏi vị trí vốn có của nó, chui ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng thường phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi.

Các dạng sa trực tràng thường gặp ở trẻ em gồm:

  • Sa lớp niêm mạc: Lớp niêm mạc của trực tràng bị tổn thương hoặc lòi ra ngoài hậu môn.
  • Sa toàn bộ: Trực tràng bị lòi hẳn ra ngoài hậu môn.
  • Lồng ruột: Lồng ruột rất hay gặp ở trẻ em nhỏ.
Sa trực tràng ở trẻ em được hiểu là tình trạng một phần của lớp niêm mạc hoặc thành trực tràng bị tổn thương di động khỏi vị trí vốn có của nó, chui ra ngoài hậu môn.

Sa trực tràng ở trẻ em được hiểu là tình trạng một phần của lớp niêm mạc hoặc thành trực tràng bị tổn thương di động khỏi vị trí vốn có của nó, chui ra ngoài hậu môn.

2. Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em

Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ bị xơ nang: Đây là một trong những nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em thường gặp.
  • Do phẫu thuật hậu môn: Những trẻ đã trải qua phẫu thuật hậu môn có nguy cơ bị sa trực tràng cao hơn do sẹo sau phẫu thuật hậu môn làm ảnh hưởng đến việc co bóp của trực tràng.
  • Trẻ bị táo bón kéo dài.
  • Tiêu chảy hoặc kiết lị kéo dài.
  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bị dị tật hoặc thiếu cân, suy dinh dưỡng.

3. Điều trị sa trực tràng ở trẻ em

Tùy tình trạng sa trực tràng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Cụ thể:

-Điều trị nội khoa: Hầu hết các trường hợp sa trực tràng ở trẻ em có thể khỏi nhờ điều trị nội khoa. Các loại thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng gồm thuốc nhuận tràng, thuốc chống tiêu chảy, thuốc kháng sinh…

-Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định khi trẻ trên 3 tuổi và có kích thước khối sa tăng dần trên 3cm.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thường xuyên massage giúp trẻ giảm đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, cần thăm khám sớm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Đại tiện không đúng cách dễ khiến trẻ bị sa trực tràng.

Đại tiện không đúng cách dễ khiến trẻ bị sa trực tràng.

4. Phòng tránh sa trực tràng ở trẻ em

  • Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ.
  • Trẻ cần phải có chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng giữa các nhóm chất.
  • Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  • Tạo thói quen đại tiện đúng cách, tránh cho trẻ ngồi bô trong thời gian dài và liên tục, không nên rặn mạnh trong quá trình đại tiện.
  • Điều trị dứt điểm chứng táo bón và tiêu chảy kéo dài ở trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital