Tỷ lệ người mắc mới ung thư đại tràng ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi của người bệnh. Dù vậy, ung thư đại tràng được đánh giá là loại ung thư có thể chữa trị được. Tuy nhiên, đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được phát hiện kịp thời. Tầm soát ung thư sớm sẽ giúp cho người bệnh phát hiện được những dấu hiệu bất thường tiền ung thư để kịp thời điều trị. Vậy quy trình tầm soát ung thư đại tràng như thế nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu quy trình này trong bài viết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Ung thư đại tràng – căn bệnh nguy hiểm cần phải dè chừng
Hiện nay ung thư đại tràng có tỷ lệ mắc khá cao trong các loại bệnh ung thư. Ung thư đại tràng chủ yếu phát triển ở ruột già (đại tràng) hoặc trực tràng. Hầu hết, người bệnh mắc ung thư đại tràng đều khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại tràng gọi là polyp. Trong đó một số dạng polyp có thể phát triển thành ung thư sau nhiều năm. Có hai loại polyp chính là:
– Polyp tuyến (hay polyp u tuyến): loại polyp này có khả năng phát triển thành ung thư.
– Polyp tăng sản và polyp viêm: loại polyp này phổ biến hơn nhưng lại không phát triển thành ung thư.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như viêm đại tràng thể loét mạn tính và viêm đại tràng Crohn cũng làm nguy cơ ung thư đại tràng tăng lên theo thời gian.
2. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư đại tràng từ sớm
2.1. Tầm soát ung thư đại tràng là gì?
Tầm soát ung thư đại tràng nhằm phát hiện ung thư trước khi bệnh gây ra triệu chứng. Tầm soát ung thư đại tràng có thể được thực hiện thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường và các tế bào ác tính bên trong cơ thể.
Tầm soát ung thư đại tràng với 3 mục đích chính:
– Sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và điều trị trước khi chúng trở thành ác tính
– Phát hiện sớm tổn thương ung thư đại tràng tại giai đoạn đầu từ đó tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
– Giúp giảm thiểu chi phí điều trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
2.2. Ý nghĩa tầm soát ung thư đại tràng như thế nào đối với người bệnh?
Có thể thấy, phần lớn nguyên nhân gây nên ung thư đại tràng đều đến từ sự tăng sinh niêm mạc – polyp. Tuy nhiên, polyp phải mất nhiều năm để tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư đại tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư từ sớm, ngăn chặn những yếu tố nguy cơ từ khi chúng chưa ác tính.
Đa phần ung thư đại tràng không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ khi các khối u phát triển và chèn ép các bộ phận khác trong cơ thể thì mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Hơn nữa, một số triệu chứng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan và không đi khám, đợi bệnh tự khỏi.
Bởi vậy, tầm soát ung thư đại tràng từ sớm sẽ giúp tăng cơ hội sống và tỷ lệ điều trị thành công hơn cho người bệnh. Từ đó tiết kiệm chi phí cũng như thời gian điều trị bệnh.
3. Quy trình tầm soát ung thư đại tràng như thế nào hiệu quả?
Đây là quy trình khám cơ bản để tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chuyên sâu hơn để chẩn đoán. Vì vậy. các bước khám dưới đây chỉ là quá trình thăm khám cơ bản khi tầm soát ung thư đại tràng.
3.1. Thăm khám ban đầu để tầm soát ung thư đại tràng như thế nào?
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khám, người bệnh sẽ vào phòng khám nội để tư vấn và trao đổi qua về tình trạng sức khỏe hiện tại với bác sĩ. Ở bước khám này, người bệnh cần cung cấp những triệu chứng, vấn đề gặp phải trong 2 đến 3 tuần gần đây. Sau đó, bác sĩ hỏi thêm một vài thông tin khác và cần bệnh nhân, cụ thể:
– Tiền sử gia đình đã từng có người thân mắc ung thư đại tràng hay chưa?
– Bệnh nhân có đang mắc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dưới hay không?
– Các câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và các bệnh lý đang điều trị.
Đây là những thông tin cần thiết để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Từ đó làm căn cứ để bác sĩ chỉ định thực hiện các bước sàng lọc tiếp theo.
3.2. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản
Sau khi đã khám lâm sàng, người khám sẽ được sắp xếp thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cơ bản.
Trong đó,
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư là một trong các bước tầm soát ung thư đại tràng quan trọng. Xét nghiệm này giúp xác định nồng độ chất chỉ điểm ung thư CEA với độ nhạy trong sàng lọc ung thư đại trực tràng là 50%, còn độ đặc hiệu là 90%.
– Nồng độ CEA duy trì trong khoảng 0 đến 5ng/ml ở người khỏe mạnh.
– Nếu nồng độ CEA vượt mức 5ng/ml thì đây là dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư đại tràng.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Từ các xét nghiệm trên, ở bước này, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh với các phương thức chẩn đoán hình ảnh như nội soi đại tràng, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ,…
Trong đó,
– Nội soi đại tràng là phương pháp dùng để quan sát bên trong lòng đại tràng giúp phát hiện polyp và các vùng mô bất thường tiền ung thư. Trong quá trình nội soi, nếu có nghi ngờ, bác sĩ cũng có thể lấy trực tiếp mẫu mô bất thường để làm sinh thiết.
– Siêu âm ổ bụng sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột…
– Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI giúp quan sát toàn bộ hệ thống tiêu hóa, phát hiện đặc điểm hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nhìn chung, các phương trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tầm soát ung thư đại tràng. Với số lượng người mắc ung thư đại tràng cao và tỷ lệ tử vong luôn ở mức báo động, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã triển khai đa dạng các gói tầm soát ung thư đại tràng với tiêu chí an toàn, chính xác và hiệu quả. Tất cả các bước khám đều được đảm bảo an toàn với quy trình khép kín, chuyên nghiệp bởi các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Trên đây là những thông tin về quy trình tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả, mong rằng phần nào cung cấp thêm cho bạn đọc những hiểu biết về phương pháp tầm soát ung thư đại tràng.