Quy trình chích áp xe vú tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Áp xe căn bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ, nhất là những người mẹ đang cho con bú. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì áp xe vú có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, hoại tử vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí có thể ung thư hóa. Do đó, khi mắc phải căn bệnh này, các bạn phải chích áp xe vú kịp thời để tránh bị nhiễm khuẩn.

1. Đôi nét về hiện tượng áp xe vú

Áp xe vú là do biến chứng của bệnh viêm và nhiễm trùng các mô vú, viêm vú. Nguyên nhân của căn bệnh này là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh vào mô vú thông qua núm vú, khiến ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng tắc và viêm tuyến sữa.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh áp xe vú là vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus Aureus. Bên cạnh đó, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây ra bệnh áp xe vú.

Áp xe vú là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ

Áp xe vú là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ

Căn bệnh này có nguy cơ xuất hiện nếu mẹ cho con bú không đúng cách, con bú không đủ thời gian, không đủ số lần khiến sữa mẹ tích tụ lại bên trong vú, núm vú bị trầy xước, mặc áo ngực chật hay tắc ống dẫn sữa.

2. Dấu hiệu của bệnh áp xe vú

Dấu hiệu của áp xe vú tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh:

2.1. Giai đoạn viêm

Bệnh áp xe vú thường khởi phát đột ngột với tình trạng mệt mỏi, sốt cao, mất ngủ, đau đầu. Đau nhức ở sâu bên trong vú và mức đau tăng lên khi người bệnh cử động cánh tay hay vai. Ở chỗ vú bị viêm thường sưng to, cứng, vùng nách ở cùng bên nổi hạch.

Khi bị áp xe vú, chị em sẽ thấy đau nhức ở vú

Khi bị áp xe vú, chị em sẽ thấy đau nhức ở vú

Nếu ổ viêm nằm ở sâu bên trong tuyến thì vùng da trên ổ viêm sẽ bình thường. Còn nếu ổ viêm nằm ở ngay bên dưới da hoặc trên bề mặt của tuyến, vùng da trên ổ viêm sẽ đỏ, nóng và phù nề.

2.2. Giai đoạn hình thành áp xe

Có 1 hoặc nhiều ổ áp xe nằm ở 1 hay nhiều thùy khác nhau trên tuyến vú.

Áp xe vú được hình thành qua 2 giai đoạn

Áp xe vú được hình thành qua 2 giai đoạn

Lúc này, tất cả các biểu hiện của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: nhiễm độc như sốt cao, hội chứng nhiễm khuẩn, rét run, lưỡi bẩn, môi khô. Vùng da ở trên vú thường căng, nóng, phù tím hoặc sưng đỏ.

3. Bị áp xe vú chị em phải làm sao?

Tùy theo kích cỡ và vị trí của ổ áp xe mà có biện pháp điều trị khác nhau. Về nguyên tắc, khi đã hình thành áp xe thì chị em cần phải mổ áp xe vú (tháo mủ, chích rạch).

– Với những áp xe ở nông bên dưới da và vùng quầng vú: Bác sĩ sẽ điều trị như chích nhọt ở những vị trí khác.

Khi bị áp xe vú, chị em nên đi chích

Khi bị áp xe vú, chị em nên đi chích

– Với những áp xe thể tuyến: Bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê tại chỗ và chích áp xe theo đường nan hoa ở khu vực thấp nhất trên khu vực áp xe. Chiều dài đường rạch khoảng 7 – 10cm và cách núm vú từ 2 – 3cm. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ngón tay vào ổ mủ để phá hết các vách xơ. Bằng những đường rạch như vậy, nếu bác sĩ phẫu thuật thấy khó tháo mủ vì áp xe có nhiều ổ thì có khả năng sẽ rạch đường thứ 2. Sau khi tháo mủ, bác sẽ sẽ độn gạc hoặc đặt dẫn lưu bằng ống cao su. Sau khi mổ, bác sĩ sẽ bơm rửa ổ áp xe hàng ngày qua ống dẫn lưu bằng dung dịch sát trùng và kết hợp với thuốc kháng sinh. Nếu đường rạch tháo mủ không đủ rộng thì mủ có thể bị ứ lại và quá trình viêm sẽ lan rộng sang các thùy tuyến lân cận.

– Với các áp xe nằm ở sau tuyến: Bác sĩ sẽ rạch tháo mủ theo đường vòng cung ở ngoài tuyến vú và bờ dưới. Lúc này, ổ áp xe cần phải rửa hàng ngày bằng dung dịch sát trùng để tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo của ổ áp xe được nhanh hơn.

4. Quy trình chích áp xe vú

– Đầu tiên, bác sĩ sẽ sát trùng rộng ở vùng áp xe từ bên trong ra bên ngoài. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng khăn vô trùng để bao bọc quanh vùng thủ thuật.

– Xác định khối áp xe để tìm chỗ da mềm nhất.

– Rạch da ở ngay trên khối áp xe theo đường chéo nan hoa với tâm là núm vú.

– Sau khi rạch da và tổ chức dưới da, bác sĩ sẽ đi thẳng vào khối áp xe nhưng không được làm nát các tổ chức quanh gây chảy máu. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng kẹp nhỏ hoặc đầu ngón tay trỏ để phá các vách của khối áp xe thông nhau nhằm tháo mủ ra ngoài.

– Để da hở và đặt một gạc con bên trong ổ áp xe để dẫn lưu mủ ra bên ngoài và rút sau 12 giờ.

– Theo dõi các biến chứng có thể xảy ra sau khi chích rạch áp xe để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI- địa chỉ chích áp xe vú uy tín

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là cơ sở y tế địa chỉ chích áp xe vú uy tín và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bởi lẽ Bệnh viện Thu Cúc TCI có những ưu thế nổi bật như:

– Không gian bệnh viện thoáng đãng, rộng rãi và được thiết kế theo mô hình Bệnh viện – Khách sạn.

– Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

– Đội ngũ y tá và điều dưỡng tận tình, phục vụ chuyên nghiệp.

– Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và tân tiến, được nhập khẩu từ nước ngoài như MRI, siêu âm 5D,…

– Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo quy định chung khi thanh toán viện phí.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là địa chỉ chích áp xe vú được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là địa chỉ chích áp xe vú được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn

Nếu các bạn có nhu cầu chích áp xe vú, hãy nhanh chóng liên hệ với tổng đài của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI theo số hotline: 1900 558892 để được hỗ trợ đặt lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital