Tắc tia sữa dẫn đến áp xe có nguy hiểm? Cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tắc tia sữa dẫn đến áp xe gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường cho người mẹ và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do vậy nắm bắt được dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều nếu gặp phải tình trạng này

1. Từ A-Z các thông tin mẹ cần nắm rõ về hiện tượng tắc tia sữa dẫn đến áp xe

1.1. Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là hiện tượng bên trong tuyến vú ở bầu ngực chứa sữa của mẹ xuất hiện nhiều ổ viêm. Các loại vi khuẩn như tụ cầu và liên cầu khuẩn chính là nguyên nhân hình thành ổ viêm do nó có thể xâm nhập qua ống dẫn sữa và lâu ngày gây áp xe cho mẹ.

Áp xe gặp chủ yếu ở các mẹ sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Thời điểm này tuyến sữa hoạt động hình thành các tia sữa nhưng nếu các tia sữa này bị tắc lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú sau sinh.

1.2. Nguyên nhân gây hiện tượng tắc tia sữa gây ra áp xe vú ở phụ nữ sau sinh

Một trong những nguyên nhân chính của áp xe vú là do tắc tia sữa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tắc tia sữa mẹ cần nắm được:

– Sau sinh sữa sản xuất nhiều nhưng lại chưa chảy ra ngoài cho bé bú được gây ứ đọng trong bầu ngực của mẹ

– Mẹ nhiều sữa nhưng con lại bú ít. Nếu gặp tình trạng này mẹ nên dùng máy hút sữa hút hết lượng sữa còn dư lại trong bầu ngực ra ngoài

– Con bú sai khớp, sai cách khiến sữa tồn đọng. Mẹ cho con bú không thường xuyên, không đúng cữ cũng dẫn đến sữa nhiều gây ứ đọng, bít tắc ống dẫn

– Mặc áo ngực quá chật hoặc ngực bị chèn ép do nằm sấp, hoạt động thể thao nặng

– Stress sau sinh

Tắc tia sữa là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp xe vú

Tắc tia sữa là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp xe vú

Bên cạnh đó một số nguyên nhân do tắc tia sữa gây ra áp xe còn có 1 vài nguyên nhân khác như:

– Mẹ không biết massage, day đều bầu ngực để thông sữa

– Không hút, vắt bỏ sạch lượng sữa còn dư, gây ứ đọng

– Vệ sinh đầu vú chưa sạch gây nhiễm khuẩn

1.3. Dấu hiệu nhận biết áp xe vú do tắc tia sữa

Một số dấu hiệu cho biết mẹ bị áp xe vú do tắc tia sữa có thể kể đến như:

– Một trong những dấu hiệu đầu tiên chính là cảm giác đau nhức ở 2 bên ngực và tuyến vú. Áp xe vú hình thành các ổ viêm nên hiện tượng đau sẽ rõ ràng hơn khi mẹ cử động hoặc ấn vào ngực

– Bầu ngực căng tức và sưng to hơn bình thường

– Xuất hiện những cục cứng trong bầu ngực. Tại những vị trí này khi mẹ dùng tay ấn sẽ cảm thấy các cơn đau ngay lập tức

– Cơn đau buốt xuất hiện khi cho con bú vì khi đó sữa dồn về bầu ngực tạo áp lực lên các ống sữa nhưng sữa lại không chảy được ra ngoài hoặc ra rất ít khiến mẹ đau, buốt khó chịu

– Mẹ có thể bị phát sốt hoặc ớn lạnh. Nhiệt độ sốt cao hay không phụ thuộc vào tình trạng viêm, áp xe nặng hay nhẹ

– Da phần ngực sờ thấy nóng và ửng đỏ hoặc màu nâu vàng nhạt

– Biến chứng hoại tử có thể xảy ra nếu mẹ bị áp xe vú. Nó thể hiện ở một số dấu hiệu như đầu ngực sưng vù, đau buốt, vỡ áp xe gây chảy mủ có mùi hay xuất hiện nốt hạch,..

2. Tắc tia sữa dẫn đến áp xe trong bao lâu? Có nguy hiểm hay không?

2.1 Tắc tia sữa bao lâu thì thành áp xe vú?

Cụ thể diễn tiến khi mẹ bị tắc tia sữa như sau:

– 2 ngày đầu mẹ sẽ thấy bầu ngực căng tức và sưng lên, sữa chảy chậm hơn bình thường

– 3 đến 4 ngày sau tình trạng sẽ nặng hơn. Núm vú căng, cứng và bầu ngực xuất hiện những cục sữa đông mẹ có thể dùng tay sờ và cảm nhận. Ở những ngày này một số mẹ đã có thể bị sốt và mệt mỏi

– 5 đến 7 ngày sau là cấp độ viêm tắc. Ngoài những dấu hiệu đã có từ những ngày trước thì mẹ có thể bị sốt cao hơn, mệt mỏi, rùng mình và đau đớn hơn nhiều. Một số trường hợp nặng hơn mẹ xuất hiện hạch ở ngực, phù nề ở cổ, khó thở.

1 tuần trở lên là thời gian để tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú ở mẹ bỉm sữa

1 tuần trở lên là thời gian để tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú ở mẹ bỉm sữa

Thời gian trung bình từ khi bị tắc tia sữa đến khi hình thành áp xe là 1 tuần trở lên. Do vậy nếu mẹ thấy mình có dấu hiệu bị tắc tia sữa nên điều trị kịp thời để tránh dẫn đến các ổ áp xe, ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và công cuộc cho con bú

2.2 Tắc tia sữa dẫn đến áp xe có nguy hiểm không?

Áp xe vú trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của mẹ và nguồn sữa của mẹ cho con bú. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, áp lực sau sinh cho mẹ do những đau đớn, mệt mỏi do việc này mang lại. Thậm chí nguy hiểm hơn một số trường hợp áp xe gây nhiễm trùng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mẹ.

3. Điều trị hiệu quả áp xe vú do tắc tia sữa

Những biến chứng áp xe vú có thể gây hoại tử và nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nên điều trị kịp thời, hiệu quả nó là cực quan trọng

– Nếu mẹ đã bị áp xe vú thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ. Không nên tự chữa, tự điều trị tại nhà gây chậm trễ hoặc sai cách khiến áp xe trở nặng hơn

– Nghỉ ngơi nhiều. Nếu áp xe cả 2 vú thì ngừng việc cho con bú ( nếu bị 1 bên thì cho bé bú bên khỏe còn lại )

– Massage, day ép đúng cách để hỗ trợ thông tuyến sữa

– Chườm nóng, vắt bỏ sữa dư thừa hoặc không đủ chất lượng trong bầu ngực

– Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, hạ sốt nếu bác sĩ chỉ định. Một số mẹ vì sợ mất sữa nên không dùng thuốc khiến áp xe nặng hơn điều này rất sai lầm và nó khiến mẹ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn

– Đối với áp xe ngực ở gần bề mặt ngoài của da mẹ sẽ được bác sĩ chích nặn mủ. Còn với trường hợp áp xe nằm sâu bên trong các mô mỡ ngực thì mẹ được gây mê và chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất ( cách núm vú 2-3cm ). Cuối cùng khi tháo mủ các bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày vú áp xe sẽ được tiến hành bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và mẹ cũng được kết hợp dùng kháng sinh toàn thân để điều trị áp xe nhanh và hiệu quả hơn

Điều trị tắc tia sữa kịp thời sẽ giảm nguy cơ hình thành áp xe vú

Điều trị tắc tia sữa kịp thời sẽ giảm nguy cơ hình thành áp xe vú

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI là cơ sở y tế điều trị tắc tia sữa, áp xe cực kì hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng với nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng chuyên khoa của Thu Cúc TCI rất giàu kinh nghiệm và tận tình với các mẹ bỉm sữa trong quá trình điều trị tắc tia sữa

– TCI trang bị hệ thống máy móc trang thiết bị vô cùng hiện đại, nhập khẩu nước ngoài để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh

– Từ khi mẹ có những dấu hiệu của tắc tia sữa thì Thu Cúc TCI đã có những biện pháp điều trị bằng bước sóng hồng ngoại kết hợp với massage day ép để thông tắc tia sữa hiệu quả tránh kéo dài gây áp xe cho mẹ.

– Sau khi chữa khỏi tắc tia sữa cho mẹ thì y bác sĩ sẽ tư vấn mẹ phòng ngừa tắc tia sữa quay lại và nâng cao chất lượng sữa cho con bú

– Chúng tôi cam kết đem đến chất lượng dịch vụ và kết quả điều trị tốt cho mẹ và sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé

Thông thường, quy trình điều trị tắc tia sữa tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI được diễn ra như sau:

– Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám nhằm xác định mức độ tắc tia sữa. Đồng thời xác định nguyên nhân gây nên bệnh để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất

– Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và dùng máy để massage thông tuyến sữa và ống dẫn sữa

– Sử dụng tia hồng ngoại với bước sóng ngắn nhằm làm tan các cục sữa đông trong bầu ngực

– Sử dụng máy hút sữa, hút lượng sữa dư ra ngoài

– Dùng dụng cụ kích thích các tuyến sữa mới về

Trên đây là những thông tin hữu ích về tắc tia sữa nói chung và các cách điều trị hiệu quả. Các mẹ bị tắc tia sữa dẫn đến áp xe hãy liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital