Có rất nhiều cách trị trào ngược dạ dày đại tràng để cải thiện tình trạng tiết axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản. Giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh hiệu quả
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân tại sao cần trị trào ngược dạ dày
Bết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc trị trào ngược được hiệu quả hơn.
– Thực quản có vấn đề: Để ngăn trào ngược, cơ dưới thực quản mở ra khi nuốt thức ăn và sẽ đóng lại ngay lập tức. Tuy nhiên nếu thực quản tổn thương cũng sẽ khiến chức năng này suy giảm đi.
– Cơ hoành có vấn đề: Cơ hoành ngăn giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành đóng sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Nếu cơ hoành gặp vấn đề thì quá trình này sẽ không thống nhất với cơ thực quản, làm axit và dịch vị trào ngược lên.
– Thức ăn chưa tiêu hóa hết: Thức ăn chưa được tiêu hóa hết, còn tồn đọng ở dạ dày có thể gây ra trào ngược dạ dày.
– Vùng bụng bị tác động mạnh: Ho mãn tính, hắt hơi mạnh hoặc gập bụng gây nên áp lực vùng bụng, làm axit và dịch vị trong dạ dày bất ngờ trào ngược lên.
– Do một số bệnh lý như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… có biểu hiện là trào ngược.
2. Cách trị trào ngược dạ dày theo chế độ ăn
2.1 Trị trào ngược dạ dày nên ăn
– Thực phẩm có tính trung hòa axit như ngũ cốc, yến mạch, bánh mì… giúp hạn chế bào mòn niêm mạc, trung hòa nồng độ axit dạ dày.
– Ăn nhiều chất đạm dễ tiêu như thịt thăn, thịt nạc, thịt nạc… Bổ sung đạm tốt vào chế độ ăn hàng ngày.
– Bổ sung nhiều chất xơ trong các loại dậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ…
– Sữa chua: Ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua có chứa lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Không nên ăn lúc đói.
2.2 Trị trào ngược dạ dày kiêng ăn
– Kiêng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá…
– Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn
– Hạn chế thức ăn có tính axit cao như nước chanh, cam, đồ ăn cay nóng, nước có gas…
3. Mẹo trị trào ngược đơn giản theo dân gian
3.1 Trị trào ngược dạ dày bằng gừng
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng gừng để trị bệnh trào ngược vì gừng có tính nóng. Tuy nhiên, trong gừng có chứa nhiều Methadone, Tecphen,… có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày, giúp làm giảm triệu chứng của trào ngược. Không nên dùng quá nhiều gừng sẽ gây phản tác dụng, gây nóng trong.
Có thể dùng gừng ngâm mật ong để uống dần. Ngoài ra có thể uống trà gừng để cải thiện trào ngược tại nhà. Bổ sung gừng làm gia vị trong các bữa ăn cũng là một cách hợp lý.
3.2 Trị trào ngược dạ dày bằng mật ong
Mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm loét, tái tạo lại vết thương. Khi dùng mật ong, nồng độ pH trong dịch vị dạ dày được cân bằng, loại bỏ axit dư thừa trong dạ dày.
Sử dụng mật ong để trị bệnh dạ dày là cách phổ biến hiện nay. Bạn có thể uống mật ong trực tiếp mỗi ngày, hoặc pha cùng nước ấm. Ngoài ra còn phương pháp kết hợp mật ong với nha đam để sử dụng.
3.3 Trị trào ngược dạ dày bằng nghệ
Nghệ có chứa cucurmin vừa có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vừa ngăn ngừa tiết axit và giảm viêm loét. Sử dụng nghệ để chữa trào ngược bằng cách xay nghệ lấy nước, đun sôi để nguội. Sử dụng sau bữa ăn là được. Có thể pha nghệ với mật ong bằng cách dùng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ. Khi pha uống cùng nước ấm để đạt hiệu quả hấp thụ cao.
4. Phương pháp trị trào ngược bằng Tây y
Ngoài các phương pháp dân gian, người bị trào ngược dạ dày còn có thể cải thiện bằng bằng các phương thuốc Tây y. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào. Tránh phản tác dụng, nhờn thuốc… ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản có thể kể đến như:
– Thuốc trung hòa axit: Thuốc Smectile, Maalox, Sucralfat, Phosphalugel. Trong đó thuốc Smectile phù hợp với những người bị trào ngược kiềm.
– Thuốc điều hòa nhu động: Gồm 2 loại chính là Domperidon và Metoclopramid.
– Thuốc giảm tiết axit: Thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh Histamin.
5. Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày
5.1 Gối cao đầu khi ngủ
Chứng trào ngược không chỉ xuất hiện nhiều sau bữa ăn mà còn cả khi ngủ. Vì lúc cơ thể thư giãn tạo đường thẳng giữa dạ dày và thực quản. Để hạn chế điều này, bạn nên nâng cao đầu hơn khi ngủ bằng cách sử dụng gối mềm. Cách này giúp hạn chế tối đa ợ nóng, khó thở, buồn nôn, giảm trào ngược.
5.2 Nghỉ ngơi và tập luyện thích hợp
Tinh thần căng thẳng cùng áp lực kéo dài liên quan đến nhiều bệnh tiêu hóa. Bởi vậy nên cần cố gắng giữ tinh thần lạc quan để giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Ngoài việc giảm áp lực về mặt tinh thần, bạn cũng có thể tập một số bài để thả lỏng tâm trí như: Ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, hít thở sâu khi căng thẳng…
5.3 Duy trì cân nặng hợp lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ trào ngược dạ dày. Do mỡ thừa quanh bụng gây áp lực lên dạ dày, khiến cơ thực quản khó hoạt động đẩy axit xuống. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện trào ngược.
Để có được cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả, tốt nhất là người bệnh nên đi khám để biết được tình trạng đang gặp phải. Sau đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về dạ dày nói chung và trào ngược nói riêng.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại cùng dịch vụ hàng đầu làm hài lòng mọi khách hàng. Để đăng ký khám vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 của bệnh viện.