Phương pháp phổ biến trong chẩn đoán ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính phổ biến, đứng đầu trong nhóm ung thư đường tiêu hóa và đứng thứ tư trong tổng số những bệnh lý ung thư có số ca mắc nhiều nhất tại Việt Nam theo thống kê từ Globocan 2020. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày vẫn chưa được làm rõ, dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu còn mờ nhạt khiến việc chẩn đoán ung thư dạ dày từ sớm gặp nhiều khó khăn và bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày

1.1. Định nghĩa

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào ở dạ dày xảy ra tình trạng quá sản, loạn sản hoặc dị sản, hình thành nên các khối u. Những khối u này có khả năng xâm lấn các tổ chức xung quanh, di căn sang các cơ quan khác qua đường máu hoặc bạch huyết. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn đến tử vong.

Ung thư dạ dày có 5 giai đoạn phát triển, cụ thể:

– Giai đoạn 0: Các khối u có kích thước nhỏ nằm yên tại niêm mạc dạ dày, không tạo thành ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Giai đoạn 1: Các khối u bắt đầu tấn công vào đáy niêm mạc dạ dày tuy nhiên chưa xuất hiện triệu chứng cụ thể nào.

– Giai đoạn 2: Các khối u đã xâm lấn và vượt qua niêm mạc dạ dày, một vài triệu chứng xuất hiện bao gồm buồn nôn, đau bụng,…

– Giai đoạn 3: Ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trên cơ thể, các triệu chứng bệnh xuất hiện dày đặc hơn.

– Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn xa, các tế bào ác tính xâm lấn các cơ quan như phổi, xương, não,… dẫn đến những thương tổn không thể phục hồi. Ở giai đoạn này việc điều trị rất khó khăn và thường chỉ điều trị triệu chứng.

1.2. Dấu hiệu

Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu khá mơ hồ và hầu như không xuất hiện. Ở những giai đoạn sau, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể xuất hiện những biểu hiện:

– Đau bụng dai dẳng ở vùng thượng vị, thường là triệu chứng gợi ý đầu tiên.

Rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy bụng, khó tiêu, ăn mất ngon, nuốt nghẹn, buồn nôn và nôn sau ăn với mức độ tăng dần theo thời gian.

– Ợ hơi, ợ chua liên tục.

– Đi ngoài phân đen kèm thiếu máu nhược sắc.

– Sút cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể, sốt dai dẳng.

– Ở giai đoạn muộn có thể nhìn thấy khối u bằng mắt thường ở vùng thượng vị, nổi rõ sau bữa ăn, di động theo nhịp thở.

chẩn đoán ung thư dạ dày

Bệnh nhân cần thăm khám ngay nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.

2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

2.1. Chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm

Đối với ung thư dạ dày, 3 dấu ấn ung thư tiêu biểu cần quan tâm là CA 72 – 4, CA 19 – 9 và CEA. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không một xét nghiệm máu riêng lẻ nào có giá trị trong chẩn đoán ung thư mà chỉ đóng vai trò cảnh báo hoặc theo dõi tùy trường hợp. Cụ thể:

Chỉ số CA 72 – 4

Thông qua chỉ số CA 72 – 4, bác sĩ có thể phát hiện ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan, xác định giai đoạn bệnh và lên phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, chỉ số này cũng hỗ trợ theo dõi kết quả điều trị ung thư dạ dày và tiên lượng tái phát. Những mốc chỉ số CA 72 – 4 cần lưu ý gồm:

– CA 72 – 4 < 6,9 U/mL: Bình thường

– CA 72 – 4 tăng 10 – 20%: Bệnh nhân sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia trước khi lấy máu hoặc khả năng mắc ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

– CA 72 – 4 tăng hơn 20%: Bệnh nhân có thể mắc các bệnh lành tính như rối loạn tiêu hóa, viêm tụy, gan, bệnh đường hô hấp,… hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

Chỉ số CA 19-9

Thông qua chỉ số CA 19 – 9 trong máu, bác sĩ có thể phát hiện và xác định được giai đoạn ung thư dạ dày, đồng thời đánh giá mức độ xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư. Những mốc chỉ số CA 19-9 cần lưu ý gồm:

– CA 19 – 9 ≤ 37 U/mL: Bình thường

– CA 19 – 9 > 37 U/mL: Bệnh nhân mắc một số bệnh lành tính như viêm tụy, xơ gan, sỏi mật,… hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

Chỉ số CEA

Thông qua chỉ số CEA bác sĩ có thể phát hiện dấu vết của ung thư dạ dày trước khi xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Bên cạnh đó chỉ số CEA cũng giúp theo dõi, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị ung thư dạ dày và tiên lượng tái phát. Những mốc chỉ số CEA cần lưu ý gồm:

– CEA ≤ 5 ng/mL: Bình thường

– CEA > 5 ng/mL: Bệnh nhân mắc các bệnh lành tính như loét dạ dày, viêm phổi,… hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

chẩn đoán ung thư dạ dày

Xét nghiệm máu là danh mục thiết yếu trong quy trình tầm soát ung thư.

2.2. Chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua các biện pháp chẩn đoán hình ảnh

Nếu phát hiện nghi ngờ ở kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ kết luận bệnh một cách chính xác nhất. Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp tốt nhất để kết luận ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Nó có thể phân biệt một ổ loét là lành hay ác tính, phân loại ung thư dạ dày và xác định phạm vi xâm lấn của tổn thương. Đặc biệt, nội soi dạ dày được ưu tiên ở bệnh nhân có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày hoặc có triệu chứng nóng rát thượng vị.

– X – quang

Kết quả chụp X – quang có thể phát hiện các tế bào ung thư trong niêm mạc hoặc lớp dưới màng nhầy.

– Chụp CT

Kết quả chụp CT có thể hiển thị rõ ràng phạm vi phát triển của các tế bào ung thư trong và ngoài dạ dày, đánh giá mức độ xâm lấn và di căn theo đường bạch huyết. Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối hoặc giữa có thể áp dụng chụp CT để phán đoán sự di căn của khối u.

– Sinh thiết

Đây là phương pháp chứng minh sự tồn tại của tế bào ung thư. Mẫu sinh thiết được lấy trong quá trình nội soi, quan sát và phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết sẽ đánh giá tình trạng cũng như xác định bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính nguy hiểm với diễn biến bệnh âm thầm, “núp bóng” bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu và tiến triển, phá hủy sức khỏe của bạn theo thời gian. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh nếu cảnh giác trước các triệu chứng bất thường và chủ động tầm soát ung thư dạ dày định kỳ. Tại Hà Nội, một địa chỉ thăm khám uy tín bạn có thể tham khảo là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, TCI tự tin đem lại cho bạn trải nghiệm thăm khám hoàn hảo với hệ thống gói khám đầy đủ danh mục thiết yếu và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, TCI tiên phong triển khai nội soi cao cấp MCU hiện đại hàng đầu giúp chẩn đoán và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa.

1.2. Nguyên nhânCho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra được cụ thể nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, họ đã xác định được những yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Yếu tố ngoại sinh - Vi khuẩn HP: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra 35-89% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới vi khuẩn HP. Đặc biệt vi khuẩn HP loại I có nguy cơ gây ung thư biểu mô dạ dày cao hơn loại khác 5-6 lần. Cơ chế sinh bệnh từ HP cho đến ung thư dạ dày chưa được làm rõ hoàn toàn, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột và loạn sản ở niêm mạc dạ dày, dẫn đến ung thư biểu mô dạ dày. - Thói quen ăn uống: Các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat như thịt cá ướp muối, hun khói,... có khả năng gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Cụ thể nitrat trong dạ dày sẽ phản ứng với amin cấp 2, 3 tạo thành nitrosamin. Nitrosamin sau khi được tạo thành sẽ alkyl hóa acid nhân ADN, ARN gây ra đột biến gen dẫn đến ung thư.  - Môi trường và mức sống: Tỉ lệ ung thư dạ dày tăng cao ở nhóm người thuộc tầng lớp kinh tế, xã hội thấp, môi trường sống ô nhiễm. Yếu tố nội sinh - Viêm teo niêm mạc dạ dày: 6-12% bệnh nhân viêm dạ dày thể teo và viêm dạ dày mãn tính của bệnh thiếu máu Biermer mắc ung thư dạ dày. - Dị sản ruột ở niêm mạc dạ dày: Bệnh nhân nhiều dị sản ruột có nguy cơ cao phát triển thành ung thư dạ dày so với những đối tượng khác. - Loạn sản niêm mạc dạ dày: Đây được coi là dấu hiệu tiền ung thư, đặc biệt loạn sản nặng độ 3 có thể được coi như ung thư. Bệnh nhân có loạn sản dạ dày cần theo dõi định kỳ bằng nội soi, sinh thiết và kiểm soát mức độ loạn sản, từ đó tiến hành điều trị sớm và cắt bỏ nếu cần thiết. - Polyp dạ dày: Đặc biệt là polyp gia đình hoặc polyp kích thước lớn, có lông nhung có nguy cơ cao phát triển thành ung thư dạ dày. chẩn đoán ung thư dạ dày

Chủ động tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe.

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital