Tìm hiểu điều trị viêm loét đại tràng từ nhẹ đến nặng để giảm tình trạng viêm, giúp giảm đau đớn cho người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp điều trị viêm loét đại tràng
1.1 Nguyên tắc điều trị viêm loét đại tràng
– Đối với trường hợp chưa từng điều trị bệnh: Khởi đầu là một loại thuốc, sau đó đánh giá mức độ đáp ứng của cơ thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng sau 10-15 ngày.
– Đối với người đã hoặc đang điều trị nhưng có đợt tiến triển nặng: Bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc và kết hợp với 1 thuốc khác.
– Trường hợp đã được điều trị nhưng đã ngừng điều trị từ lâu: Khởi đầu điều trị lại như trường hợp chưa từng được điều trị, tuy nhiên nên bắt đầu với loại thuốc khác.
– Trường hợp thể nhẹ có tổn thương tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma: Kết hợp thêm các loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc thụt hoặc viên đặt hậu môn.
– Điều trị gồm có điều trị tấn công và duy trì.
2.2 Điều trị viêm loét đại tràng nội khoa
– Nên sử dụng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ
– Trong trường hợp xuất huyết nặng cần truyền máu cho người bệnh để bù lại lượng máu đã mất.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, tuân thủ chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, được chế biến mềm lỏng dễ ăn. Nên kiêng các loại đồ sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng…
– Bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa nên ăn đồ ăn mềm, giàu chất xơ dễ tiêu hóa. Ở mức độ nặng nên nhịn ăn hoàn toàn. Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch bằng đạm toàn phần, đường, dung dịch acid béo… Bổ sung thêm sắt và axit folic, các loại chất khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nếu người bệnh bị phân lỏng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc bọc niêm mạc. Người bệnh đại tràng đau bụng co thắt có thể dùng thuốc giảm co thắt theo chỉ định.
2.3 Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp người bệnh bị thủng đại tràng hoặc có dấu hiệu ung thư hóa thì phương pháp tốt nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật do bác sĩ chỉ định, có thể là cắt một phần hoặc cả đại tràng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi điều trị viêm loét đại tràng nội khoa không có hiệu quả. Một số trường hợp được chỉ định cắt đại tràng bao gồm:
– Thủng đại tràng: Đây là cấp cứu ngoại khoa, bệnh cảnh viêm phúc mạc
– Phình giãn đại tràng nhiễm độc: Biến chứng thường gặp ở viêmđại tràng thể nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng phình giãn to chủ yếu giãn ngang, đường kính trên 6cm. Trường hợp phình giãn rất dễ rất tới nguy cơ thủng đại tràng.
– Xuất huyết tiêu hóa: Chảy máu mà không thể điều trị nội khoa. Đây là triệu chứng của viêm loét ở đại tràng nhưng trong các đợt chữa bệnh nếu thấy dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa là bệnh nặng lên. Khi trong phân có máu tươi số lượng nhiều kèm mất mất máu thì cần có chỉ định ngoại khoa.
– Ung thư hóa hoặc dị sản ở mức độ nặng: Viêm loét đại trực tràng chảy máu có tỷ lệ dẫn tới ung thư hóa cao. Tỷ lệ ung thư chiếm tới 10- 15% sau 10 năm. Nguy cơ ung thư sẽ tăng cao hơn trong trường hợp viêm loét toàn bộ đại tràng. Bệnh cần được theo dõi định kỳ bằng nội soi và sinh thiết ở vị trí nghi ngờ. Theo dõi các dấu ấn khối u như CEA, CA19.9.
3. Nên làm gì khi bị viêm loét đại tràng?
Điều trị bệnh đại tràng viêm loétcần sự kiên trì rất lớn. Nên kết hợp chữa trị với chế độ sinh hoạt điều độ để kiểm soát tình trạng theo hướng tích cực. Hạn chế căng thẳng quá mức, tránh khiến bệnh thêm trầm trọng. Đây cũng là biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc viêm loét tại đại tràng với những người khỏe mạnh.
Stress, căng thẳng kéo dài nhiều ngày là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tiêu hóa, trong đó có viêm loét ở đại tràng. Trong trường hợp đã mắc bệnh, nếu vẫn giữ tâm trạng tiêu cực không có sự thay đổi, thường xuyên căng thẳng khó chịu cũng khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bởi vậy nên việc điều chỉnh tâm lý là vô cùng quan trọng cho việc hỗ trợ cải thiện bệnh đại tràng.
Nhìn chung, người bệnh muốn trị bệnh hiệu quả thì cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian chữa bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm tổn thương thêm đại tràng.
4. Phòng ngừa viêm loét đại tràng
Đại tràng viêm loét nếu có biến chứng chảy máu sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong. Bởi vậy cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh bị bệnh:
4.1 Ăn uống khoa học
Ăn các loại độ ăn dễ tiêu hóa. Ăn nhiều chất xơ, ít dầu mỡ. Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích.
4.2 Sinh hoạt điều độ
Nên dành thời gian để cân bằng thời gian trong ngày, có khoảng nhất định để nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, làm việc quá sức, stress kéo dài.
4.3 Thường xuyên vận động
Tập thể dục, thể thao mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Phòng tránh bệnh hiệu quả, đặc biệt là bệnh viêm loét ở đại tràng.
4.4 Khám sức khỏe định kỳ
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần để nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân. Khám sức khỏe cũng là cách để phát hiện các bất thường sớm, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.
Cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh viêm loét đại tràng chảy máu mà điều trị chỉ giúp đẩy lùi bệnh. Bởi vậy nên việc điều trị theo chỉ định đồng thời thực hiện các chế độ dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa là cực kỳ quan trọng. Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám và điều trị khi tổn thương chưa kịp lan rộng.
Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên thăm khám và điều trị viêm loét đại tràng nói riêng và các bệnh tiêu hóa nói chung. Chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Vui lòng gọi điện thoại tới số Hotline hoặc để lại thông tin để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.