Phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc cấp tính?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh viêm kết mạc cấp tính hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, là một loại bệnh xảy ra do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Bệnh có khả năng lây lan rất cao và dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là ở những thời điểm giao mùa trong năm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để hiểu thêm về triệu chứng, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh ra sao nhé.

1. Những điều cần biết về bệnh lý viêm kết mạc dạng cấp tính

1.1. Định nghĩa viêm kết mạc cấp tính là gì?

Kết mạc là một bộ phận trong mắt, có dạng màng mỏng trong suốt. Kết mạc có chứa các mạch máu, nằm ở vị trí bao phủ lên củng mạc của lòng trắng (nhãn cầu) và mặt bên trong của phần sụn mi. Khi bị viêm kết mạc dạng cấp tính, các mạch máu này sẽ có hiện tượng sưng huyết, gây ra triệu chứng phù lên và đỏ. Do vậy, viêm kết mạc dạng cấp tính còn được dân gian gọi với tên là bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh viêm kết mạc dạng cấp tính (đau mắt đỏ) có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, chúng có xu hướng bùng phát thành dịch và lên đến đỉnh điểm ở những giai đoạn thời tiết giao mùa. Lúc này, độ ẩm tăng cao trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

viêm kết mạc cấp là bệnh gì

Kết mạc là một bộ phận trong mắt, có dạng màng mỏng trong suốt

Theo các số liệu thống kê, khả năng lây lan bệnh viêm kết mạc dạng cấp tính (đau mắt đỏ) trong nội bộ gia đình lên tới 50%. Trong đó, khoảng 35 – 50% số bệnh nhân sẽ có thể xảy ra các biến chứng bệnh nguy hiểm như: giảm thị lực của mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt mãn tính, mất thị lực hoặc kết mạc bị dính,…

1.2. Bệnh viêm kết mạc cấp tính có những biểu hiện cụ thể như thế nào?

Khi bị mắc bệnh viêm kết mạc dạng cấp tính, người bệnh thường sẽ xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như: cộm mắt, ngứa, sưng đỏ vùng mí mắt, giác mạc, chảy nhiều dử, ghèn,…

Một số trường hợp nếu bị viêm kết mạc dạng cấp tính do virus sẽ xuất hiện thêm triệu chứng như: nổi hạch trước tai, sưng đau. Nếu bị viêm kết mạc do yếu tố vi trùng thì ghèn mắt sẽ có màu dạng vàng đặc như mủ.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị viêm kết mạc dạng cấp tính đó là: ho, sốt, sổ mũi, khò khè,…

Thông thường, bệnh viêm giác mạc dạng cấp tính sẽ diễn ra và khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, đúng cách và dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: loét giác mạc, suy giảm thị lực, loét trợt biểu mô giác mạc, xuất huyết kết mạc,…

1.3. Nguyên nào gây ra bệnh viêm kết mạc cấp tính?

Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do sự tấn công của vi khuẩn: vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn não mô cầu,…

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do sự tác động của vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn liên cầu, phế cầu,…

– Viêm kết mạc do một số virus tấn công như: virus Adeno, Entero,…

2. Bệnh viêm kết mạc cấp tính có dễ lây lan hay không?

viêm kết mạc cấp là như thế nào

Viêm kết mạc có khả năng lây từ người sang người qua đường hơi thở, nước bọt

Theo đó, viêm kết mạc là một trong những loại bệnh gây ra do sự tấn công của virus, vi khuẩn, nên chúng có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch rất cao. Con đường lây bệnh thông thường qua việc tiếp xúc trực tiếp với các ghèn mắt, gỉ mắt của người bệnh. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thông qua các đồ vật trung gian như: khăn mặt, kính mắt, chậu rửa mặt,…cũng là tác nhân lây bệnh.

Không chỉ vậy, viêm kết mạc còn có khả năng lây từ người sang người qua đường hơi thở, nước bọt khi tiếp xúc gần, trò chuyện, hắt hơi, ho, hôn,…Do đó, biện pháp hiệu quả để tránh lây bệnh viêm kết mạc là cần tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân, cũng như sát khuẩn, vệ sinh đồ dùng cá nhân, tay chân cẩn thận.

3. Điều trị bệnh lý viêm kết mạc dạng cấp tính như thế nào?

3.1. Bước chẩn đoán bệnh lý

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các bước kiểm tra, xét nghiệm dịch tiết ở mắt nếu cảm thấy cần thiết.

Qua kết quả của các bước thăm khám, kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận chính xác về tình hình viêm kết mạc, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các biện pháp điều trị và phòng ngừa lây nhiễm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

3.2. Bước điều trị bệnh lý

Đối với bệnh viêm kết mạc, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng, kháng viêm tại chỗ cũng như toàn thân.

Chúng ta cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ đưa ra, không được tự ý mua thuốc, đặc biệt là những loại thuốc có chứa corticosteroid.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp giúp giảm đau, giảm khó chịu cho mắt như: đắp khăn ấm lên mắt, rửa mắt với nước muối sinh lý hàng ngày, bổ sung thêm các thực phẩm có chứa vitamin C,…

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cũng cần lưu ý tuân thủ một số điều như: ngưng sử dụng các loại kính áp tròng, hạn chế đi ra ngoài nơi có khói bụi, giữ cho mắt được nghỉ ngơi,…

4. Một số biện pháp giúp phòng tránh mắc viêm kết mạc dạng cấp tính

viêm kết mạc cấp điều trị ra sao

Chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bệnh lý về mắt

Để phòng tránh khả năng bị mắc bệnh viêm kết mạc dạng cấp tính, chúng ta cần chú ý thực hiện một số điều sau:

– Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh cá nhân thật tốt.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn uống, hoặc khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

– Sử dụng riêng các loại đồ dùng cá nhân để tránh lây bệnh.

– Không nên dụi mắt, chạm vào mắt, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

– Sử dụng kính giúp bảo vệ mắt khi đi đường.

– Thường xuyên rửa mắt với nước muối sinh lý.

– Không nên tự ý chườm, đắp các loại lá (trầu không, lá dâu) vào mắt để tránh gây nhiễm trùng nặng hơn.

– Chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị bệnh lý về mắt (nếu có).

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh lý viêm kết mạc cấp tính. Hi vọng qua những thông tin trên đây, bạn có thể hiểu thêm về bệnh lý này và biết cách xử lý, điều trị nếu như mắc bệnh. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các bệnh lý khác của mắt, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital