Viêm kết mạc làm mờ mắt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Viêm kết mạc làm mờ mắt là hiện tượng có thể gặp phải ở bất kỳ ai khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục mắt mờ sau khi bị viêm kết mạc là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn bạn nhé.

1. Tìm hiểu về viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh do siêu vi, vi khuẩn, dị ứng làm viêm kết mạc. Siêu vi (Adenovirus) hay gặp nhất gây bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phải kể đến như là viêm loét giác mạc, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, mờ mắt thậm chí là mù lòa.

Viêm kết mạc làm mờ mắt nguyên nhân?

Viêm kết mạc làm mờ mắt ở trẻ nhỏ (hình minh họa)

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan khá nhanh. Thông qua tiếp xúc bệnh có thể lây từ người này sang người kia dễ dàng. Thậm chí, mùa hè có thể bùng phát thành dịch đau mắt đỏ. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh, từ trẻ con đến người lớn. Dù vậy, bệnh đau mắt đỏ không để lại di chứng gì nếu chăm sóc đúng và điều trị hiệu quả.

2. Nguyên nhân viêm kết mạc làm mờ mắt

Thông thường, tình trạng viêm kết mạc chỉ tổn thương kết mạc còn lại mắt vẫn nhìn được bình thường. Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân đau mắt đỏ bị tổn thương giác mạc dưới. Tổn thương này dạng viêm kết mạc chấm nông nên gây nhìn mờ, hơi lóa,… Tuy nhiên tình trạng mờ này chỉ diễn ra vài ngày rồi tự khỏi.

Với trường hợp này, mắt nhìn mờ do một lớp màng trong suốt ngoài cùng phủ lên trên tròng đen của mắt. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy như nhìn qua một lớp sương mờ rất khó chịu và muốn dụi mắt. Nếu bạn thấy mắt mờ kéo dài thì cần đến cơ sở ý tế hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra.

Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ đau mắt đỏ, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa mắt để thăm khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc kháng sinh về nhỏ mắt mà không có kê đơn của bác sĩ. Bởi có thể thuốc nhỏ mắt chứa corticoid nguy hiểm hơn, cần chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Nếu thấy mắt hay giác mạc bị trầy xước tức khi ấy mắt đã bị biến chứng. Việc dùng tự ý thuốc kháng viêm như corticoid làm biểu mô lâu lành, vi trùng cũng dễ xâm nhập hơn. Trường hợp dùng corticoid kéo dài ( hơn 2 tuần) có thể gây tăng nhãn áp, suy giảm thị lực nghiêm trọng.

3. Viêm kết mạc làm mờ mắt có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc khiến nhìn mờ là khi đó giác mạc đã bị tổn thương khá nhiều. Các triệu chứng đi kèm có thể có như mắt đau nhức, khó chịu khi nhìn, chảy nước mắt,… Nguyên nhân chính của tổn thương này do bụi bẩn, dị vật bay vào mắt.

Viêm kết mạc có thể làm mờ mắt

Viêm kết mạc mờ mắt có nguy hiểm không? (minh họa)

Nếu gặp tình trạng này, bạn phải rửa tay sạch rồi mới rửa mắt bằng nước sạch. Tránh dụi mắt với mong muốn đẩy bụi ra ngoài, điều này chỉ làm tổn thương giác mạc nhiều hơn mà thôi. Khi xử lý không đúng có thể còn dẫn tới loét giác mạc. Thậm chí có nguy cơ nhiễm phải khuẩn nấm giác mạc, làm suy giảm thị lực hoặc mất thị lực.

Bên cạnh đó, nên cảnh giác đau mắt đỏ do viêm mống mắt ở thể mi hoặc màng bồ đào cấp tính. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ có thể giảm thị lực 1-2 ngày đầu. Vì thế người bệnh đau mắt đỏ thường hay bỏ qua. Khi bệnh toàn phát, mắt nhức nhiều nếu điều trị muộn màng có thể dẫn tới mù lòa.

4. Cách khắc phục tình trạng mắt mờ khi đau mắt đỏ

Việc mắt bị mờ sau khi bị viêm kết mạc do yếu tố môi trường tác động có thể khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau giúp mau khỏi hơn:

4.1 Chườm khăn ấm

Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn hoặc miếng gạc sạch cho vào nước ấm 50 độ vắt khô. Đặt khăn ấm lên trên mắt trong khoảng 10 phút. Việc này giúp mắt được tăng cường lưu thông máu và giúp tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt. Khi ấy, mắt thư giãn, hoạt động trơn tru và có thể nhanh hết bệnh.

4.2 Chườm khăn lạnh

Trường hợp chườm nóng không hiệu quả bạn có thể chuyển sang chườm khăn lạnh. Bạn chỉ cần cho khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh và vắt kiệt nước rồi đắp lên mắt. Cách này giúp giảm phần nào triệu chứng sưng, đỏ mắt, ngứa mắt do bị kích thích. Hãy nhớ chỉ nên đắp mắt ở nhiệt độ nước trên 10 độ C, không nên quá lạnh. Vì nước lạnh dưới 0 độ C sẽ làm da xung quanh mắt bỏng lạnh.

4.3 Sử dụng thêm nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo giúp làm sạch mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt rất tốt. Thậm chí giúp mắt viêm kết mạc hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

4.4 Tạm dừng sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng được biết đến với sự tiện lợi tuy nhiên dễ lợi bất cập hại. Thậm chí là kính áp tròng có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng mắt. Vậy nên, trong thời gian này không nên sử dụng kính áp tròng.

4.5 Chế độ dinh dưỡng theo khoa học

Ngoài việc ăn uống đa dạng, uống đủ nước bạn nên nhớ tuân thủ theo khoa học. Lưu ý tránh các thức ăn mà dễ gây viêm như: thực phẩm đã chế biến sẵn, thức ăn nhanh, hải sản. Nên tăng cường cả thực phẩm có tác dụng chống viêm tốt cho mắt. Ví dụ các nhóm vitamin (C, A, D), chất chống oxy hóa, Omega-3,.. Có thể tìm thấy các chất này trong cá nước lạnh, các loại hạt ngũ cốc, rau củ và trái cây tươi.

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh theo khoa học cho người bị đau mắt đỏ

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh theo khoa học (hình minh họa)

4.6 Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng

Các tác nhân dị ứng có trong môi trường gồm: khói bụi, khói thuốc lá, môi trường khô hanh… chính là những yếu tố khiến mắt bị đỏ.

4.7 Chú ý thời gian làm việc, nghỉ ngơi điều độ

Sau khi bị đau mắt đỏ, mắt sẽ rất yếu vì vậy người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi điều độ. Thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, tivi cũng giảm tối đa để mắt hồi phục. Nhất là với trẻ nhỏ việc tập trung quá nhiều giờ trước màn điện thoại tivi khiến mắt nhức mỏi, nhìn mờ, chóng mặt.

Vậy nên khi làm việc hoặc giải trí với đồ công nghệ nên để mắt cách màn hình ít nhất tầm 50-60cm. Cần cho mắt bạn nghỉ ngơi thường xuyên, kết hợp áp dụng quy tắc “20-20-20”. Quy tắc này hiểu là cứ 20 phút thì bạn cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (6m) trong 20 giây. Lưu ý thêm nên chỉnh độ sáng màn hình cũng như ánh sáng trong phòng hợp lý (không sáng chói và cũng không quá tối).

Hy vọng những thông tin trên đây về nguyên nhân, cách khắc phục viêm kết mạc làm mờ mắt sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu sau vài ngày tình trạng mờ mắt vẫn không thuyên giảm, bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa mắt khám sớm nhé. Với bất cứ câu hỏi gì liên quan, chỉ cần khách hàng cần giải đáp Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital