Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm diễn ra theo mùa. Bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh để biết cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cơ bản về sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
1.1 Triệu chứng bệnh
Sốt xuất huyết là một căn bệnh gây truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do virus Dengue có ở trong muỗi vằn (Aedes aegypti).Thông qua vật trung gian là muỗi vằn, sốt xuất huyết có thể bị lây từ người náy quay người khác. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả 2 nhóm đối tượng người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc hơn cả.
Những triệu chứng của trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết:
– Trẻ sốt cao liên tục.
– Trẻ có biểu hiện đau đầu mạn tính hoặc cấp tính.
– Trẻ có cảm giác bị đau khớp, đau cơ. Thông thường, tình trạng này thường xảy ra ở khớp gối, khớp khuyết tay, cổ tay, …
– Trẻ cảm thấy trong người mệt mỏi và khó chịu.
– Trẻ bị chảy máu từ vùng lợi, mũi hoặc da.
– Trẻ bị nhức đầu và cảm thấy chóng mặt.
– Trẻ có thể bị khó thở, ho hay viêm họng.
– Trẻ có triệu chứng bị đau bụng, cảm giác chán ăn, khó tiêu hóa.
– Trẻ có thể gặp tình trạng sưng nề ở những vùng bị đau, chảy máy.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh
Người bệnh sốt xuất huyết là do bị nhiễm virus Dengue do muỗi nằm trong chi Aedes đốt. Đây chính là giống muỗi truyền bệnh chủ yếu. Loại muỗi này thường có thời gian hoạt động ban ngày và chỉ muỗi cái mới đốt người dẫn tới truyền bệnh.
Virus Dengue gồm có 4 chủng loại là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh nhân bị nhiễm chủng nào sẽ chỉ có thể tạo miễn dịch với chủng đó. Điều này đồng nghĩa một người có khả năng bị nhiều hơn 1 lần sốt xuất huyết.
2. Độ nguy hiểm của tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Sốt xuất huyết là một căn bệnh có độ nghiêm trọng cao. Trẻ bị nhiễm bệnh có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe thậm chí là tính mạng. Đặc biệt, với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đây là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị sốt xuất huyết dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này bao gồm:
– Xuất huyết: Những trường hợp trẻ bị xuất huyết dưới da, bị chảy máu mũi hay nặng hơn là bị xuất huyết tiêu hóa, tràn máu ở các màng. Thậm chí nguy hiểm hơn, tình trạng xuất huyết não có thể xảy ra.
– Chức năng tế bào gan bị suy giảm: Những triệu chứng giống của viêm gan như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, da, mắt vàng, … sẽ xuất hiện ở những trẻ bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.
– Suy hô hấp: Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn tới những biến chứng hệ hô hấp như viêm phổi hay suy hô hấp.
3. Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ nhỏ
3.1 Điều trị ngoại trú
Trong một số trường hợp, sau khi đã được kiểm tra và xác định tình trạng, trẻ bị sốt xuất huyết có thể được điều trị ngoại trú. Sau đây là một số lưu ý khi điều trị cho trẻ tại nhà:
– Bù nước và điện giải cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
– Đảm bảo trẻ chế độ nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.
– Điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ phù hợp: Trẻ nên được ăn nhẹ và ăn những món dễ tiêu hóa, giàu dưỡng chất để giúp sức khỏe cải thiện, phục hồi nhanh.
– Kiểm soát các triệu chứng: Những triệu chứng như bị đau đầu, nôn, đau bụng, … cần được kiểm soát. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, … theo chỉ định của bác sĩ.
– Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp: Trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết nên ở trong môi trường đảm bảo điều kiện thoáng mát, nhiệt độ không quá cao. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ sốt và hỗ trợ sức khỏe trẻ tốt hơn.
3.2 Điều trị tại bệnh viện
3.2.1 Nhập viện ít ngày
Nếu biện pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả, khiến trẻ xuất hiện những điểm xuất huyết dưới da và niêm mạc thì trẻ cần được nhập viện điều trị ngay. Nếu tình trạng chưa quá nghiêm trọng, trẻ có thể chỉ cần điều trị trong 24h.
3.2.2 Nhập viện dài ngày
Khi trẻ có những biểu hiện như lạnh chân, tay, sốt li bì, viêm họng, khó thở, … thì cần được nhập viện điều trị sớm.
Cho tới hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có một loại thuốc chuyên trị nào. Do đó, các phương pháp điều trị triệu chứng sẽ được áp dụng. Trong quá trình điều trị, trẻ và bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và sử dụng thuốc, chế độ ăn, nghỉ ngơi phù hợp. Thỉnh thoảng, cha mẹ nên chú ý lau mát vùng bẹn và nách nếu trẻ bị sốt cao.
4. 6 lưu ý để phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ
Thông qua tác nhân trung gian là muỗi vằn, sốt xuất huyết có thể dễ dàng dây từ người này qua người khác. Để có thể phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ hiệu quả, ta cần lưu ý thực hiện 6 điều sau:
– Vệ sinh sạch sẽ, giữ không gian sống thoáng đãng. Điều này sẽ giúp muỗi không có cơ hội xâm nhập, phát triển.
– Thường xuyên thực hiện thay nước ở các lọ hoa. Ta có thể thả muối hay hóa chất để diệt bọ gậy vào bát nước rồi kê chân chạn, bể cảnh, …
– Thực hiện loại bỏ những vật liệu phế thải hay hốc nước ta nhiên. Bên cạnh đó, ta cần lật úp những dụng cụ có thể đựng nước không sử dụng để ngăn chặn muỗi đẻ trứng.
– Mắc màn khi ngủ và cả ban ngày. Ngoài ra, trẻ nên được mặc quần áo dài tay, xịt muỗi, hương muỗi, kem đuổi muỗi, … để hỗ trợ diệt muỗi và tránh bị muỗi đốt.
– Cha mẹ cần tích cực phối hợp cũng ngành y tế trong những chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quang và những đợt phun hóa chất phòng và chống dịch bệnh.
– Khi trẻ bị sốt cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn điều trị. Cha mẹ lưu ý không tự điều trị tại nhà cho trẻ.
Có thể thấy, sốt xuất huyết ở trẻ rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng. Trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát, các bậc phụ huynh cần cẩn thật, thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ.