Phân loại u nang buồng trứng theo IOTA được như thế nào?

Tham vấn bác sĩ

U nang buồng trứng đa phần vẫn là một khối u lành và có thể theo dõi định kỳ để kiểm soát. Tuy nhiên, một vài trường hợp u vẫn có thể phát triển và trở thành những dạng thức khác biệt, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc phân loại u nang buồng trứng theo IOTA được tiến hành nhằm chẩn đoán kỹ hơn cũng như thuận tiện hơn trong việc đưa ra phương án điều trị.

1. U nang buồng trứng và phương pháp chẩn đoán đang được áp dụng

1.1. U nang buồng trứng và các triệu chứng dễ gặp

U nang buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đang nằm trong độ tuổi sinh sản. Những u này thường có kết cấu dịch đặc hoặc chất rắn, nằm trên buồng trứng và có thể gây ra nhiều triệu chứng cụ thể.

U nang buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến, nhất là với phụ nữ độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến, nhất là với phụ nữ độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng có thể thoái hóa và teo dần, cũng có thể phát triển lớn hơn. Tùy thuộc vào vị trí bám của u cũng như tính chất khối u, triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng bất thường như:

– Đau từ âm ỉ tới dữ dội vùng chậu, đùi, thắt lưng: Những cơn đau tại các vị trí này có thể mơ hồ, có thể khá rõ ràng, tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như diện tích của khối u. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến, thường xuyên gặp nếu khối u tăng kích thước và chèn ép lên các cơ quan hoặc các dây thần kinh sau xương chậu.

– Đau tức bụng dưới, buồn nôn và đầy hơi: Những khối u xuất hiện trên buồng trứng thường tác động rất nhiều vào bụng dưới, đường tiêu hóa của người bệnh. Vì vậy, cảm giác đầy hơi và buồn nôn thường xuất hiện liên tục. Với những tế bào u ác tính và không có dấu hiệu nứt vỡ, u có thể trở biến chứng thành ung thư hoặc gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với một số chứng bệnh đường tiêu hóa.

– Đi tiểu mất kiểm soát: Những vấn đề tại bàng quang, đường tiết niệu cũng có thể là biểu hiện của việc u nang buồng trứng phát triển, trực tiếp chèn ép và tác động lên chức năng, hoạt động của bàng quang. Không những nhu cầu tiểu tiện diễn ra thường xuyên hơn mà cảm giác cũng khó chịu, đau buốt hơn.

– Đau khi trong quá trình quan hệ với bạn tình: U nang buồng trứng có thể là một trong số những nguyên nhân khiến chị em đau đớn và cảm thấy khó chịu trong quá trình quan hệ tình dục. Đặc biệt, khi u nang phát triển với kích thước lớn, tác động tới cổ tử cung, người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn hơn khi quan hệ.

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh không ổn định hay rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện mà hầu như chị nào nào bị u nang buồng trứng đều nhận thấy rõ. Bởi lẽ, u nang buồng trứng phát triển sẽ khiến cho hoạt động buồng trứng bị ảnh hưởng, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới việc sản xuất và cân bằng các hormone nội tiết tố.

1.2. Chẩn đoán tình trạng u nang buồng trứng như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng được chẩn đoán là xuất phát từ sự thay đổi của các hormone. Để chẩn đoán tình trạng u nang buồng trứng, bệnh nhân thường được tư vấn lựa chọn phương pháp siêu âm.

Siêu âm là kỹ thuật hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng nhất để chẩn đoán u buồng trứng. Mỗi lần thực hiện, bệnh nhân không tốn quá nhiều chi phí mà còn có thể phát hiện chính xác tình trạng bệnh mà không đau đớn, khó chịu. Siêu âm còn giúp bác sĩ, bệnh nhân theo dõi liên tục quá trình phát triển của khối u. Qua đó, dựa trên đặc điểm, tính chất của u, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp, cũng là những phương án điều trị tốt nhất.

Siêu âm là kỹ thuật hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng nhất để chẩn đoán u buồng trứng

Siêu âm là kỹ thuật hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng nhất để chẩn đoán u buồng trứng

Tuy nhiên, đánh giá đặc điểm, tính chất, mức độ ảnh hưởng của u nang buồng trứng qua quá trình siêu âm đôi khi còn chưa thống nhất. Vì vậy, một ứng dụng khác được đưa vào sử dụng, đó là phân loại tính chất u nang theo IOTA (International Ovarian Tumor Analysis). Cụ thể, u nang buồng trứng sẽ được đánh giá chi tiết hơn bằng phương pháp siêu âm đầu dò qua cửa âm đạo.

2. U nang buồng trứng được đánh giá theo IOTA như thế nào?

Để đưa ra chẩn đoán chính xác về tính chất u nang buồng trứng là lành tính hay ác tính, bác sĩ sẽ cần áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán theo IOTA.

2.1. Thuật ngữ mô tả trên siêu âm phân loại u nang buồng trứng theo IOTA

Thực hiện mô tả khối u buồng trứng được phản ánh qua hình ảnh siêu âm theo IOTA, chúng ta cần lưu ý tới một số thuật ngữ sau:

– Kích thước 3 chiều của khối u: Kích thước này sẽ được đo trên 2 mặt phẳng vuông góc.

– Mật độ echo: Xác định mật độ echo kém, trống hoàn toàn hay hỗn hợp, dày (thuật ngữ chuyên môn là đồng nhất hay không đồng nhất).

– Bề dày của vách: Bề dày vách sẽ được đo thông qua phần mặt cắt thu được từ sóng siêu âm tiếp xúc vuông góc với vách.

– Chồi: Số lượng chồi từ khối u, kích thước chiều cao, chiều ngang cũng cần được xác định.

– Bờ trong của u nang: Xác định rõ bờ đều hay không.

– Doppler màu: Cho chúng ta thấy được dòng chảy ở thành u, vách, chồi và thậm chí là cả phần đặc.

Cổ trướng: Chẩn đoán tình trạng cổ trướng có hoặc không.

2.2. Phân loại cấu trúc các dạng u nang buồng trứng theo IOTA

Dựa vào kết quả đánh giá khối u nang buồng trứng, phân loại cấu trúc u nang theo IOTA cụ thể như sau:

– Nang buồng trứng 1 thùy: Dạng này chỉ tồn tại với 1 thùy duy nhất, không có vách, chồi hay mô đặc. Với dạng này, tỷ lệ nang biến tính trở thành ác tính chỉ ở mức 0,6%.

– Nang 1 thùy, dạng đặc: Nang dạng 1 thùy, có chồi hoặc ít nhất 1 phần đặc. Do tính chất của nang, khả năng diễn biến thành ác tính vào khoảng 37%.

– Nang nhiều thùy: Dạng nang này có 1 vách, thậm chí có thể nhiều hơn. Ngoài ra, không phát hiện ra chồi cũng như phần đặc trong nang. Tỷ lệ nang chuyển sang ác tính khoảng 10%.

Phân loại các dạng u nang buồng trứng theo IOTA giúp đánh giá cụ thể hơn về tình trạng bệnh

Phân loại các dạng u nang buồng trứng theo IOTA giúp đánh giá cụ thể hơn về tình trạng bệnh

– Nang nhiều thùy, có phần đặc: Dạng này vừa có nhiều thùy, vừa có chồi và phần đặc. Nguy cơ nang chuyển thành ác tính khá cao, rơi vào khoảng 43%.

– U nang cấu trúc đặc: 80% khối u này cấu trúc đặc. Vì vậy, nguy cơ để nó chuyển thành ác tính có thể lên tới 65%.

2.3. Những loại u nang buồng trứng theo IOTA

Dưới đây là một số loại u buồng trứng có thể chẩn đoán theo IOTA mà chị em thường gặp phải:

– Nang đơn giản: Không tồn tại vách, chồi, thành trơn và mỏng, không phát hiện trống âm, mô buồng trứng bình thường.

– Nang xuất huyết: U nang bị xuất huyết, từ đó dẫn đến đau vùng chậu cấp tính. Theo thời gian, cục máu đông thay đổi. Bên cạnh đó, siêu âm doppler không phát hiện mạch máu tồn tại trong các cục máu đông.

– U lạc nội mạc tử cung: Thường là nang chỉ có 1 thùy, trống âm kém, thành mỏng, siêu âm doppler không phát hiện mạch máu trong khối u.

– U bì buồng trứng: Là loại u tiến triển chậm, đôi khi có thể xuất hiện ở cả 2 bên buồng trứng. Hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy rõ trống âm trống hoặc kém, dày và thường không đồng nhất). Nốt echo dày. Siêu âm doppler sẽ phát hiện tồn tại mạch máu trong khối u.

– Ứ dịch tại tai vòi: Tai vòi bị ứ dịch, hình ảnh trên siêu âm sẽ thể hiện khá rõ ràng. Thành mỏng, không rõ vách ngăn, trống âm kém. Tuy nhiên, trường hợp này hai buồng trứng bình thường.

– U giả nang: Những loại u giả nang trứng này thường xuất hiện sau một số ca phẫu thuật có liên quan hoặc sau khi điều trị viêm vùng chậu. Siêu âm cho thấy hình ảnh khối dịch, tồn tại nhiều thùy, vách ngăn có thể dày, cũng có thể mỏng, có phần dính với tử cung, ruột hay thậm chí buồng trứng.

Bệnh nhân phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước khi chỉ định phương pháp điều trị

Bệnh nhân phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước khi chỉ định phương pháp điều trị

Qua những thông tin kể trên, có thể nhận thấy rõ việc siêu âm đầu dò nhằm đánh giá mức độ, tình trạng thực tế, phân loại u nang buồng trứng theo IOTA có độ chính xác khá cao. Từ đây, phương án điều trị được đưa ra cũng bám sát hơn, đem lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý vấn đề lựa chọn cơ sở y tế thực hiện, góp phần đảm bảo về tính chính xác, độ an toàn khi thăm khám cũng như xử lý bệnh tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital