Ợ chua khi đói – Nguyên nhân và cách chẩn đoán hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Ợ chua khi đói là hiện tượng gây cảm giác khó chịu, nóng rát từ dạ dày và lan lên họng có thể làm bạn mất tập trung và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của ợ chua khi đói là gì và cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ợ chua khi đói, cùng với những phương pháp hiệu quả để giảm bớt triệu chứng này.

1. Ợ chua khi đói là gì và triệu chứng đi kèm?

Ợ chua khi đói là tình trạng khá phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị. Cơn ợ chua thường xuất hiện khi dạ dày trống rỗng, kèm theo vị chua đắng trào ngược lên cổ họng.

Ợ chua khi đói là gì

Ợ chua khi đói là hiện tượng gây cảm giác khó chịu, nóng rát từ dạ dày và lan lên họng có thể làm bạn mất tập trung và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

2. Các triệu chứng thường gặp khi ợ chua khi đói

Ngoài cảm giác ợ chua, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

– Đau bụng

– Ợ hơi

– Khó nuốt

– Viêm họng

– Ho khan

– Rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân gây ợ chua khi đói:

– Axit dạ dày tăng cao: Khi đói, dạ dày tiết ra nhiều axit để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu lượng axit quá nhiều và không có thức ăn để trung hòa, axit sẽ trào ngược lên thực quản gây ợ chua.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ợ chua. Khi van dưới thực quản hoạt động kém hiệu quả, axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Viêm dạ dày: Viêm dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm khả năng bảo vệ trước axit, từ đó tăng nguy cơ ợ chua.

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn các loại thực phẩm cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có thể gây ợ chua.

Các triệu chứng thường gặp khi ợ chua

Các triệu chứng thường gặp đó là: ợ hơi, khó nuốt, đau bụng,…

3. Ợ chua khi đói có nguy hiểm không?

3.1. Ợ chua khi đói và nguy cơ sức khỏe

Ợ chua khi đói, nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

3.2. Ợ chua kéo dài có thể gây ra những biến chứng gì?

– Viêm thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm thực quản.

– Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây loét thực quản, dẫn đến đau đớn và khó nuốt.

– Barrett thực quản: Đây là tình trạng tiền ung thư, trong đó các tế bào niêm mạc thực quản bị thay đổi do tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

– Ung thư thực quản: Mặc dù hiếm, nhưng ợ chua kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến ung thư thực quản.

3.3. Khi nào nên lo lắng về ợ chua khi đói?

– Triệu chứng kéo dài và thường xuyên: Nếu bạn bị ợ chua khi đói thường xuyên hoặc kéo dài hơn hai tuần, hãy đi khám bác sĩ.

– Triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như khó nuốt, đau ngực dữ dội, hoặc nôn ra máu, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Ợ chua khi đói có nguy hiểm không?

Nếu ợ chua khi đói kéo dài hoặc trở nên thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

4. Chẩn đoán nguyên nhân gây ợ chua bằng cách nào?

4.1. Các phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán nguyên nhân gây ợ chua liên tục:

– Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, các triệu chứng và thói quen sinh hoạt của bạn.

Nội soi dạ dày, thực quản: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát bên trong dạ dày và thực quản để phát hiện các tổn thương như viêm loét hoặc thoát vị hiatal.

– Đo áp lực và nhu động thực quản: Phương pháp này giúp nhận biết và loại trừ các nguyên nhân gây ợ chua, xác định xem có phải do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay không.

– Đo pH thực quản 24h: Giúp xác định mức độ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, đánh giá tình trạng GERD và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

4.2. Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM)

Đo HRM là một xét nghiệm để đánh giá chức năng của thực quản, đo áp lực và chuyển động khi nuốt. Quy trình bao gồm đưa một ống mỏng, linh hoạt có cảm biến áp lực qua mũi và vào thực quản. Kết quả đo HRM sẽ được ghi lại dưới dạng biểu đồ màu hiển thị áp lực và chuyển động của thực quản. Thông tin này giúp bác sĩ chẩn đoán và loại trừ các bất thường trong rối loạn vận động thực quản. Ngoài ra, HRM còn hỗ trợ bác sĩ trong việc phân biệt liệu bệnh nhân có mắc các bệnh lý có triệu chứng giống trào ngược hay không, từ đó giúp xác định chính xác liệu bệnh nhân có thực sự bị trào ngược dạ dày thực quản hay do các nguyên nhân khác gây ra ợ chua

4.3. Đo pH trở kháng thực quản 24h

Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ là phương pháp đánh giá mức độ trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Quy trình thực hiện bằng cách đặt một ống mỏng có cảm biến vào thực quản và ghi lại lượng axit trào ngược trong 24 giờ. Bệnh nhân sẽ mang theo một máy ghi nhỏ trong suốt thời gian xét nghiệm và ghi lại nhật ký các hoạt động hàng ngày như ăn uống, thời gian kéo dài của các triệu chứng ợ nóng, trào ngược, ho, đau họng. Sau 24 giờ, bác sĩ sẽ tháo ống thông và tải dữ liệu để phân tích, đánh giá tình trạng trào ngược.

5. Cách khắc phục ợ chua khi đói

5.1. Điều chỉnh chế độ ăn

– Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên: Tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no.

– Hạn chế các thực phẩm kích thích: Tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia, chocolate, cà phê…

– Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và giảm áp lực lên dạ dày.

– Uống nhiều nước: Giúp làm loãng axit dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

5.2. Thay đổi lối sống

– Giảm cân: Nếu trong trường hợp bạn đang thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày.

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng.

– Nâng cao đầu giường: Giúp ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản khi bạn nằm.

5.3. Sử dụng thuốc

– Người bệnh cần thăm khám để bác sĩ chỉ định các loại thuốc hỗ trợ như:

– Thuốc kháng acid: Giúp trung hòa axit dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua nhanh chóng.

– Thuốc ức chế bơm proton: Giảm lượng axit dạ dày tiết ra.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit.

Hiểu rõ về ợ chua khi đói và biết cách khắc phục sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt những phiền toái do hiện tượng này gây ra. Nếu triệu chứng vẫn tiếp tục kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital