Niềng răng hô và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng hô được coi là phương pháp nắn chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay. Với chi phí ở mức hợp lý, người bệnh có cơ hội khắc phục được phần lớn những nhược điểm do răng hô gây ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn phương pháp chỉnh nha này qua bài viết sau.

1. Khái quát chung về tình trạng răng hô

Răng hô (còn được gọi là răng vẩu) là một trong những tình trạng lệch khớp cắn. Nguyên nhân là do hàm răng trên ohats triển quá mức, hoặc hàm răng dưới không phát triển đủ, hoặc do cả hai hàm phát triển sai lệch.

Răng hô (còn được gọi là răng vẩu) là một trong những tình trạng lệch khớp cắn.

Răng hô (còn được gọi là răng vẩu) là một trong những tình trạng lệch khớp cắn.

1.1. Các tình trạng răng hô

Các chuyên gia nha khoa phân loại răng hô dựa vào 4 tình trạng sau đây:

– Răng hàm trên nhô về phía trước còn răng hàm dưới thì bình thường;

– Răng hàm trên bình thường còn răng hàm dưới thì lùi về phía sau;

– Răng hàm trên nhô về phía trước còn răng hàm dưới thì lùi về phía sau;

– Cả hai hàm đều nhô về phía trước.

1.2. Những nguyên nhân khiến răng bị hô

Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng hô phải kể đến:

– Di truyền: Đây là nguyên nhân chiếm đến 70% các trường hợp bị hô. Trong gia đình, nếu có bố, mẹ hoặc người thân cận huyết bị hô thì người con cũng khó tránh khỏi nguy cơ bị hô.

– Xương hàm phát triển sai lệch: Giai đoạn phát triển từ đứa trẻ lên người trưởng thành của mỗi người có rất nhiều biến đổi, trong đó bao gồm cả cấu trúc của khung xương hàm. Khi hai khung xương hàm phát triển không đồng đều thì sẽ gây ra tình trạng lệch khớp cắn.

– Mất cân bằng giữa xương hàm và răng: Xương hàm quá nhỏ hay kích cỡ của răng quá lớn đều sẽ dẫn đến tình trạng các răng mọc chen chúc, xô lệch hoặc nhô ra ngoài. Chính sự mất cân bằng này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị hô.

– Một vài thói quen xấu từ bé: Mút ngón tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng khi ngủ, dùng lưỡi để đẩy răng… đều là những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Ngậm ti giả là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Ngậm ti giả là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

1.3. Những ảnh hưởng của răng hô

Răng hô tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống như:

– Yếu tố thẩm mỹ: Nếu giữa hai hàm răng có sự chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng đến diện mạo nụ cười. Không những thế, tình trạng hô kéo dài có thể khiến người bệnh bị biến dạng khuôn mặt, thiếu tự tin khi giao tiếp.

– Chức năng ăn nhai: Tình trạng lệch khớp cắn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai. Lâu dần, hệ tiêu hoá của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng do thức ăn không được nghiền đủ.

– Khả năng phát âm: Lệch khớp cắn còn khiến khả năng phát âm của người bệnh bị ảnh hưởng. Người bệnh rất dễ nói ngọng hoặc nói nhịu.

– Nguy cơ gặp chấn thương: Răng hô khiến hàm trên nhô ra phía trước nhiều hơn hàm dưới nên có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn người bình thường. Ngoài ra, răng hàm dưới cũng có nhiều khả năng chạm và làm tổn thương các mô nướu của hàm trên.

Răng hô sẽ làm ảnh hưởng đến diện mạo nụ cười. Không những thế, tình trạng hô kéo dài có thể khiến người bệnh bị biến dạng khuôn mặt, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Răng hô sẽ làm ảnh hưởng đến diện mạo nụ cười. Không những thế, tình trạng hô kéo dài có thể khiến người bệnh bị biến dạng khuôn mặt, thiếu tự tin khi giao tiếp.

1.4. Nhận biết các loại răng hô

Dựa vào nguyên nhân mà răng hô được chia thành 3 trường hợp như sau:

– Hô do hàm: Là tình trạng răng mọc đều đặn nhưng khi nhìn nghiêng sẽ dễ dàng phát hiện khung xương hàm nhô ra nhiều hơn trán, mũi và cằm. Đây cũng là tình trạng nhẹ nhất trong 3 trường hợp răng hô, người bệnh bị hô do hàm thường bị hở lợi khi cười.

– Hô do răng: Là tình trạng các răng ở hàm trên mọc chìa ra ngoài nhiều hơn các răng ở hàm dưới.

– Hô do cả hàm và răng: Đây được coi là tình trạng phức tạp nhất vì có yếu tố của 2 trường hợp là hô do hàm và hô do răng.

2. Chi tiết quá trình thực hiện niềng răng hô

Có rất nhiều phương pháp giúp nắn chỉnh răng hô mà không cần niềng. Tuy nhiên, niềng răng hô được đánh giá là phương pháp phù hợp với nhiều trường hợp. Để thực hiện phương pháp này thì cần tuân thủ các bước sau:

2.1. Thăm khám tổng quát với bác sĩ

Bước này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người bệnh nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nếu người bệnh đang mắc các bệnh răng miệng thì cần được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành niềng răng.

Sau đó, người bệnh sẽ được chụp x-quang để bác sĩ nắm được tình trạng răng và xương. Từ đó mới có thể tư vấn phương án điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Thăm khám tổng quát giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người bệnh nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

Thăm khám tổng quát giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người bệnh nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

2.2. Xây dựng phác đồ điều trị niềng răng hô

Sau khi người bệnh đồng ý với hướng điều trị của nha sĩ thì được lấy dấu răng để nha sĩ nắm được tình trạng các khớp cắn. Từ đó, nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ chỉnh nha với đầy đủ quy trình chi tiết cũng như dự đoán thời lượng đeo niềng và kết quả đạt được.

2.3. Chuẩn bị

Trước khi bước vào quá trình niềng răng, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch, đồng thời loại bỏ cao răng và mảng bám cho người bệnh. Ngoài ra, nha sĩ sẽ xử lý các răng sâu, răng vỡ, răng hư tổn… hoặc nhổ răng nếu cần.

2.4. Gắn bộ niềng răng

Thông thường, mỗi bộ niềng răng sẽ bao gồm các mắc cài và dây cung. Ở bước này, nha sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài và dây cung cho bệnh nhân. Chức năng của bộ niềng răng là kéo răng lại đúng khớp cắn. Do đó, có thể thời gian đầu, người bệnh sẽ chưa quen nên hơi khó chịu.

Người bệnh sau khi thực hiện gắn mắc cài và dây cung để niềng răng.

Người bệnh sau khi thực hiện gắn mắc cài và dây cung để niềng răng.

2.5. Theo dõi và khám định kỳ

Sau khi thực hiện đeo niềng răng, nha sĩ sẽ dặn dò người bệnh về việc tái khám định kỳ. Điều này giúp nha sĩ theo dõi được sự chuyển biến của các răng được niềng, xem chúng có di chuyển đúng kế hoạch hay không. Dựa vào những thay đổi đó, nha sĩ sẽ quyết định thay dây cung hoặc siết dây cung chặt hơn để các răng tiếp tục di chuyển theo đúng lộ trình.

2.6. Tháo bộ niềng răng

Tuỳ thuộc vào mức độ hô và khả năng đáp ứng của từng người mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau. Khi nào bác sĩ cho rằng người bệnh đã có một hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn thì sẽ cho tháo bộ niềng răng.

Tuy nhiên, sau khi tháo niềng răng, người bệnh nên đeo hàm duy trì thêm một thời gian để tránh các răng dịch chuyển về chỗ cũ.

3. Giải đáp một số thắc mắc về niềng răng hô

3.1. Niềng răng hô có giúp điều trị cười hở lợi không?

Răng hô không phải nguyên nhân khiến người bệnh cười hở lợi nhưng những người bị răng hô thường bị cười hở lợi. Do đó, tuỳ vào mong muốn của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để làm giảm biên độ hở lợi cho người bệnh.

– Nếu người bệnh bị cười hở lợi do thân răng ngắn thì nha sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt lợi;

– Nếu nguyên nhân là do xương hàm trên quá phát thì nha sĩ thực hiện phẫu thuật cắt hàm;

3.2. Có cần nhổ răng khi niềng răng hô không?

Mục đích của phương pháp này là thay đổi hướng và vị trí của các răng trên cung hàm. Do đó, tuỳ thuộc vào mức độ hô của mỗi người mà nha sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng hay không.

Nếu người bệnh bị hô nhẹ thì không cần nhổ răng. Còn trường hợp bị hô nặng thì thường sẽ phải nhổ các răng số 4 và răng số 8 để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp các răng có chỗ để “đứng” ngay ngắn.

Tuỳ thuộc vào mức độ hô của mỗi người mà nha sĩ khi thực hiện niềng răng hô có chỉ định nhổ răng hay không.

Tuỳ thuộc vào mức độ hô của mỗi người mà nha sĩ khi thực hiện niềng răng hô có chỉ định nhổ răng hay không.

3.3. Niềng răng hô mất bao nhiêu lâu?

So với các kiểu lệch khớp cắn khác thì niềng răng hô cần nhiều thời gian hơn do cần phải kéo tất cả các răng hàm trên từ phía trước lùi về sau. Đồng thời, để hạn chế tối đa các biến chứng, việc kéo tất cả các răng cần diễn ra từ tốn, nhẹ nhàng, chậm rãi để các răng có thời gian tương thích với “vị trí” mới. Do đó, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý rằng niềng răng hô sẽ cần từ 2 đến 3 năm nhé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về niềng răng hô. Người bệnh đừng quên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ giàu kinh nghiệm để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, thành công, hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital