Niêm mạc mũi bị chảy máu do đâu và cần xử trí như thế nào để cầm máu hiệu quả là vấn đề nhiều người băn khoăn và lo sợ khi đột nhiên thấy xuất hiện máu ở mũi.
Menu xem nhanh:
1. Niêm mạc mũi bị chảy máu do đâu?
Niêm mạc mũi chảy máu do nhiều nguyên nhân gây ra cụ thể như:
– Ngoáy mũi: viêm mũi gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm và tạo thành những chất dính gọi là dỉ mũi, bám chặt lên lớp niêm mạc mũi. Do khó chịu, trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.
– Viêm mũi: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi.
– Chấn thương mũi: do mũi bị va chạm làm rách hệ thống niêm mạc mũi gây chảy máu.
– Dị hình hốc mũi: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dẫn đến chảy máu mũi.
– Tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng khiến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn,…Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.
– Do thời tiết: Chảy máu mũi thường gặp khi thời tiết lạnh, khô hanh. Lúc này mũi quá khô, các mao mạch bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây chảy máu mũi.
– Thay đổi sinh lý: Phụ nữ mang thai thường xuyên bị chảy máu cam và nguyên nhân được xác định là do thay đổi nội tiết tố.
– Thiếu vitamin C: Đây là nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu lợi, vết thương lâu lành và đặc biệt là chảy máu cam.
– Dị vật trong mũi: Nhức đầu thường xuyên và bị chảy máu mũi là 2 triệu chứng phổ biến cho hiện tượng trong mũi có dị vật…..
Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác, người bệnh khi có triệu chứng niêm mạc mũi chảy máu cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
2. Xử trí khi niêm mạc mũi chảy máu
Chảy máu mũi thường xuất hiện rất bất ngờ, nên cần phải cầm máu nhanh. Dưới đây là những phương pháp xử lý khi rơi vào tình huống này.
– Nghiêng đầu về phía trước, không nên cúi hẳn đầu. Chúng ta thường lầm tưởng khi bị chảy máu mũi đầu thường phải ngẩng cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm như thế có nghĩa là bạn đang cản trở đường ra của máu. Máu sẽ chảy men theo yết hầu vào dạ dày và rất dễ gây ra nôn ói khi máu chảy vào quá nhiều.
– Ngồi xuống hoặc ở tư thế nửa đứng nửa ngồi, dùng ngón cái ấn thật chặt hai cánh mũi. Giữ tư thế đó trong vòng 5 đến 10 phút. Tốt nhất là nên đặt ở gốc mũi những vật lạnh như đá, nước đá…. máu sẽ ngừng chảy.
– Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, có thể chỉ còn chảy một lượng nhỏ, bạn nhét một miếng bông y tế đã được tẩm ướt khoảng 2 – 3 cm vào mũi. Khi đặt bông vào, bạn duy trì việc dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi sau từ 1 – 1,5h thật cẩn thận.
– Trong trường hợp đã 15 phút không cầm được máu, thì vừa dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa người bệnh tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.
Sau khi cầm máu, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.