Trẻ nhỏ còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, vừa tăng cường bổ sung nhóm vi chất giúp xương phát triển, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cả 4 nhóm chất thiết yếu. Mời bố mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để có hiểu hơn về cách xây dựng thực đơn tốt cho các bé thấp còi.
Menu xem nhanh:
1. Các nguyên tắc cần biết để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Bệnh còi xương thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, các bé còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, vừa tăng cường giúp xương phát triển, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp cho bé thấp còi, các bố mẹ nên lưu ý những nguyên tắc dưới đây:
– Với trẻ còn bú sữa mẹ, trẻ cần được nạp đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, có thể kết hợp thêm sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
– Với trẻ đã ăn dặm, bố mẹ hãy bổ sung thực phẩm đa dạng vào các bữa ăn của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cả 4 nhóm chất: tinh bột, béo, đạm, vitamin và khoáng chất.
– Tăng cường bổ sung nhóm vi chất cho xương cho bé thấp còi. Hãy đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm, sắt để hỗ trợ sự phát triển của xương. Chất béo cũng quan trọng vì nó giúp hấp thu vitamin D trong cơ thể.
– Bổ sung thêm các bữa ăn phụ cho bé thấp còi. Điều này sẽ giúp bé được tăng cường bổ sung dinh dưỡng hàng ngày mà lại không bị chán ăn.
2. Các nhóm thực phẩm tốt cho trẻ thấp còi
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh còi xương ở trẻ, thậm chí còn có thể giúp bé phòng ngừa bệnh và phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt cho trẻ thấp còi:
2.1. Thực phẩm giàu protein
Protein là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương. Protein giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, cũng như hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, thịt bò, cá, trứng, đậu hũ, và sữa.
2.2. Thực phẩm cung cấp canxi
Canxi rất quan trọng trong sự phát triển của xương và răng ở trẻ nhỏ. Các thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, vừng, tôm đồng, rạm tươi, các loại rau xanh lá như rau cải, bông cải.
2.3. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D3
Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng giúp trẻ thấp còi hấp thu canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, đây còn là thành phần dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng và hỗ trợ phát triển xương. Bố mẹ có thể giúp trẻ bổ sung vitamin D bằng cách thêm vào bữa ăn của con các thực phẩm như: trứng, sữa, lươn, cá chép, cá trắm, cá trạch, cá hồi và nấm tươi.
2.4. Thực phẩm giúp bổ sung thành phần vitamin K2 cho cơ thể trẻ
Vitamin K2 giúp bảo vệ, hỗ trợ hệ xương và răng của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong các sản phẩm từ men nấm, dầu gan cá mập, gan ngỗng, thận bò, thịt bò, thịt gà…
3. Gợi ý thực đơn bổ dưỡng, dễ làm cho các bé thấp còi
Nếu bố mẹ vẫn đang phân vân chưa biết lên thực đơn cho trẻ còi xương như thế nào vừa bổ dưỡng, ngon miệng lại dễ làm thì có thể tham khảo các món ăn dưới đây:
– Cháo chim cút: Đây là một món ăn giàu dưỡng chất cho hệ tiêu hóa, bao gồm protein, chất béo, vitamin B, sắt và kẽm. Cháo chim cút được coi là một biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ một cách nhanh chóng.
– Cháo tim heo: Món cháo này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như chất béo, protein, vitamin B1, B2, C, sắt, kẽm… giúp bé thấp còi tăng cường cơ bắp và hệ miễn dịch. Thêm các loại rau và củ vào cháo cũng giúp bổ sung chất xơ, cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
– Cháo trứng: Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng với giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm nhiều đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin A, B, D và các dưỡng chất khác. Cháo trứng là một lựa chọn tốt cho trẻ thấp còi.
– Cháo tôm: Tôm có chứa nhiều canxi, kẽm, phốt pho và các loại vitamin, axit amin thiết yếu, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của xương và hệ tiêu hóa. Cháo tôm là một món ăn rất nên có trong thực đơn của các bé còi xương suy dinh dưỡng.
– Cháo chim cút là món ăn giàu protein, vitamin B, chất béo, sắt và kẽm. Do đó, đây là món ăn rất tốt cho các bé thấp còi.
4. Cách phòng ngừa tình trạng thấp còi ở trẻ em
Bên cạnh việc bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, các phụ huynh có con nhỏ nên nâng cao các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ còi xương ở trẻ:
– Tạo thói quen tắm nắng cho trẻ: Đây là một trong những biện pháp bổ sung vitamin D hiệu quả cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ tắm nắng, các tia bức xạ UVB trong nắng sẽ được hấp thu qua da bé, kích thích chất 7-dehydrocholesterol mở vòng liên kết đôi và tạo thành sero-steroid – tiền chất của vitamin D3. Khi cơ thể bé được nạp đầy đủ vitamin thì hệ xương của bé sẽ chắc chắn, khỏe mạnh và đẩy lùi nguy cơ thấp còi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mẹ nên cho bé tắm nắng trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ, tránh ánh nắng quá mạnh gây hại da của bé.
– Xây dựng và duy trì vận động thể dục thể thao mỗi ngày cho trẻ: Đây cũng là cách giúp cơ thể bé tăng tiết các hormone tăng trưởng, tăng tích lũy khoáng chất trong xương và giúp cho hệ xương của bé trở nên chắc khỏe hơn. Tùy từng độ tuổi, phụ huynh có thể cho trẻ chơi những môn thể thao phù hợp: chạy, leo trèo, bóng đá, bóng rổ…
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm trước 22h giúp trẻ giải phóng hoocmon tăng trưởng hỗ trợ phát triển chiều cao cho con.
– Cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ: Mỗi năm trẻ nên được đi khám dinh dưỡng 1 lần. Đây là cách giúp phát hiện sớm những dưỡng chất cơ thể trẻ bị thiếu hụt và từ đó có biện pháp để bù đắp kịp thời. Nhờ vậy, cơ thể trẻ được phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, đẩy lùi nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng.
Trên đây là những lưu ý bố mẹ nên biết để xây dựng thực đơn tốt cho trẻ còi xương. Hy vọng bài viết đã mang tới cho Quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe của trẻ, bố mẹ hãy liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được các bác sĩ chuyên gia hỗ trợ giải đáp nhé.