Những điều mẹ bầu nên làm khi mắc cúm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Văn Thân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Khi nhiễm cúm, mẹ bầu dễ bị các triệu chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Vậy bà bầu làm gì khi mắc cúm? Dưới đây là 1 số lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa thuộc Thu Cúc TCI.

1. Nhận biết các biểu hiện mắc cúm mùa 

Các triệu chứng thường gặp khi phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm bao gồm:

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm họng/mũi.

bà bầu làm gì khi mắc cúm

Cúm mùa có những biểu hiện rõ rệt như: sốt, đau đầu, chóng mặt,..

Ho khan, viêm họng.

– Có thể sốt nhẹ.

– Đau cơ, mệt mỏi toàn thân.

Triệu chứng có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 1-2 tuần tùy tình trạng mỗi người.

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh mệt mỏi kéo dài.

Mùa đông và giai đoạn chuyển mùa là khi nguy cơ mắc bệnh cao do thời tiết. Do đó, phụ nữ mang thai cần chú ý bảo vệ sức khỏe. Vậy bà bầu làm gì khi mắc cúm? Bạn hãy tiếp tục đọc trong phần sau của bài viết.

2. Bà bầu làm gì khi mắc cúm? 

2.1. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bị cúm, nếu gặp những triệu chứng sau mẹ bầu nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

– Ho dai dẳng kèm biểu hiện mệt mỏi quá mức,

– Đau cơ, đau người khiến vận động khó khăn.

– Sốt cao liên tục không có dấu hiệu ngắt sốt.

– Thở dốc, khó thở so với các triệu chứng cúm thông thường.

– Chóng mặt, hoa mắt khi đứng dậy có thể là dấu hiệu suy hô hấp, nhiễm trùng nặng.

Những biểu hiện cảm cúm trên có thể tiến triển nhanh, nguy hiểm hơn là trở thành biến chứng viêm phổi. Mẹ bầu cần được đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

2.2. Không tự ý dùng thuốc 

Nhiều người không biết bà bầu làm gì khi bị mắc cúm mà tự ý mua thuốc về nhà để điều trị. Họ cho rằng cúm mùa thông thường không đáng lo ngại, không cần phải đi bệnh viện cho mất thời gian.

Mẹ bầu không nên tự uống thuốc tại nhà để điều trị cúm

Mẹ bầu không nên tự uống thuốc tại nhà để điều trị cúm

Tuy nhiên, bạn cần nhận thức rõ việc tự ý dùng thuốc, thậm chí là thuốc có chứa các thành phần như: aspirin, ibuprofen sẽ có thể gây hại cho thai nhi.

Vì vậy, muôn dùng thuốc cảm cho bà bầu phải có ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa sản để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

2.3. Không vệ sinh cơ thể bằng nước lạnh

Khi mắc bệnh cảm cúm, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên tắm bằng nước lạnh vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó:

– Khi vệ sinh cơ thể, bạn phải dùng nước ấm.

– Có thể tắm gội bằng nước ấm pha loãng tinh dầu thiên nhiên như tràm để kháng khuẩn và thư giãn.

– Không nên tắm quá lâu, cần lau khô người sau khi tắm để tránh nước ngấm ngược vào trong cơ thể đang bị cảm cúm sẵn.

– Sau khi tắm nên mặc quần áo đủ ấm cho cơ thể trước khi bước ra ngoài để không bị sốc nhiệt.

2.4. Ngủ đủ giấc

Bệnh cúm khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Do đó, để lấy lại sức khỏe, bạn hãy dành thời gian ngủ đủ giấc. Khi ngủ ngon, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, giấc ngủ cũng giúp cho việc đáp ứng thuốc chữa cảm được tốt hơn.

Một không gian yên tĩnh, có thêm mùi hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu hoặc hoa tươi sẽ giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, thư giãn tinh thần.

2.5. Bổ sung Vitamin C vào thực đơn 

Khi mắc bệnh cúm khi mang thai, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý:

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt để tăng sức đề kháng, chống lại virus.

Tăng cường sức đề kháng bằng việc ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin C

Tăng cường sức đề kháng bằng việc ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin C

– Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt, tiêu chảy.

– Bổ sung đạm, sữa đậu nành giúp phục hồi nhanh.

– Hạn chế đồ cay, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.

– Ưu tiên thức ăn nóng sốt, không nên dùng thực phẩm nguội lạnh để làm tăng cảm giác thèm ăn cho mẹ bầu.

2.6. Đeo khẩu trang liên tục 

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh cúm khi mang thai, phụ nữ mang thai nên:

– Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa dịch hoặc khi tiếp xúc đông người.

– Khẩu trang ngăn ngừa hiệu quả bằng cách chặn phần lớn các giọt bắn và virus trong không khí mà mẹ hít phải.

– Khẩu trang còn giúp hạn chế phơi nhiễm với những yếu tố bên ngoài như gió, bụi, nước mưa có thể khiến bệnh nặng thêm.

2.7. Hạn chế đến nơi đông người

Bạn nên chủ động hạn chế đến nơi đông người tụ họp vì ở đó rất có thể là nguồn lây nhiễm bệnh khó kiểm soát.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên giữ khoảng cách khi giao tiếp với người xung quanh, hạn chế tối đa giọt bắn chưa virus có thể lây lan trong không khí vào đường mũi, miệng của mình.

3. Biến chứng cúm mùa trong thai kì mẹ cần cẩn trọng

Cúm là một căn bệnh phổ biến và đặc biệt khó tránh đối với phụ nữ mang bầu vì cơ thể của họ trải qua nhiều thay đổi, dễ bị tác động của virus và hệ thống miễn dịch yếu hơn. Bà bầu thường có triệu chứng cúm nặng hơn và thời gian hồi phục cũng kéo dài hơn so với người bình thường. Trong khi một người bình thường thường mắc cúm trong khoảng 3-4 ngày, bà bầu thường kéo dài lâu hơn khoảng 1 tuần – 10 ngày.

Mẹ cần đi khám bác sĩ sản khoa để xin chỉ định điều trị cảm cúm đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi

Mẹ cần đi khám bác sĩ sản khoa để xin chỉ định điều trị cảm cúm đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi

Ngoài ra, bệnh cúm ở bà bầu cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn so với những người khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bà bầu có thể mắc viêm phổi, viêm phế quản và những biến chứng khác như nhiễm trùng máu, dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên, những biến chứng này là ít gặp, chỉ khi mẹ bầu bị cúm nặng mà không được điều trị kịp thời.

Bệnh cúm ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có tác động xấu đến thai nhi. Nếu bệnh cúm kéo dài, có nguy cơ sinh non hoặc thai lưu và trẻ sinh ra cũng có thể nhẹ cân hơn so với các em bé khác.

Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề bà bầu cần làm gì khi mắc cúm. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc làm thế nào để có 1 thai kì khỏe mạnh nhất, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ bạn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital