Những điều cần lưu ý về bệnh herpes ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ

Herpes ở trẻ em thực sự là một chủ đề mà nhiều phụ huynh đều lo lắng và quan tâm. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng xấu thậm chí là nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ. Sau đây, chúng ta hãy cùng làm rõ về những điều cần lưu ý về bệnh herpes ở trẻ em.

1. Tìm hiểu chung về bệnh herpes

Tình trạng bệnh herpes ở trẻ em

Bệnh herpes do vi khuẩn tên tên là herpes simplex gây ra

1.1 Thế nào là bệnh herpes ở trẻ em?

Bệnh herpes là một căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây ra bởi loại virus tên là herpes simplex. Có hai chủng chính của virus herpes: herpes simplex virus loại 1 (HSV-1) và herpes simplex virus loại 2 (HSV-2).

– HSV-1 (Herpes miệng): Thường gây ra các triệu chứng như bỏng rộp, lở loét xung quanh miệng và môi. Nó có thể lây qua tiếp xúc da trực tiếp hoặc thông qua chia sẻ đồ dùng cá nhân với người bệnh.

– HSV-2 (Herpes sinh dục): Thường gây ra các triệu chứng như bỏng rộp, lở loét. Điều này xảy ra xung quanh bộ phận sinh dục và có thể ảnh hưởng đến cả trực tràng. Lây nhiễm bệnh sẽ chủ yếu thông qua quan hệ tình dục.

Mặc dù HSV-1 thường gây ra herpes miệng và HSV-2 gây ra herpes sinh dục, nhưng cả hai chủng virus này có thể gây ra bệnh ở các vị trí khác trên cơ thể, bao gồm mặt, cổ và thắt lưng.

Người nhiễm virus herpes có thể không bao giờ phát triển triệu chứng hoặc có thể phát triển triệu chứng mà không nhận biết. Virus herpes có thể nằm yên trong cơ thể và trở lại gây bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc khi có yếu tố kích thích như ánh nắng mặt trời.

Trẻ em thường là đối tượng dễ mắc herpes miệng, và triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. Herpes cũng có thể gây ra viêm não ở trẻ sơ sinh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp qua hôn môi hoặc qua việc sinh hoạt tình dục.

1.2 Những triệu chứng của bệnh herpes ở trẻ em

Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết khi trẻ bị herpes:

– Trẻ không tỉnh táo, dễ cáu kỉnh: Một trong những biểu hiện sớm của bệnh herpes ở trẻ có thể là sự không thoải mái và dễ cáu kỉnh. Trẻ có thể trở nên khó chịu, khó ngủ và dễ bực tức hơn so với bình thường.

– Trẻ chán ăn: Bệnh herpes có thể gây ra cảm giác không thoải mái trong miệng và xung quanh môi. Điều này làm cho trẻ không muốn ăn uống. Các vết lở loét hoặc mụn rộp cũng có thể gây đau rát.

– Trẻ sốt: Một trong những phản ứng thường gặp của cơ thể khi đối phó với vi khuẩn hoặc virus là sốt. Trẻ có thể có sốt cao hoặc sốt nhẹ, tùy thuộc vào cường độ của bệnh.

– Trẻ bị phát ban, lở loét trên da, mắt, trong miệng: Herpes có thể gây ra các vết ban đỏ, lở loét hoặc mụn rộp trên da, đặc biệt là xung quanh miệng và môi. Các vết loét cũng có thể xuất hiện trong miệng, gây ra đau rát và khó chịu khi trẻ cố gắng ăn uống hoặc nói chuyện.

– Trẻ bị mụn rộp: Mụn rộp cũng là một trong những biểu hiện của herpes, thường xuất hiện xung quanh miệng và môi. Các mụn có thể đỏ, đau và nổi lên nhanh chóng.

– Trẻ thiếu năng lượng, bơ phờ: Bệnh herpes có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Sự không thoải mái và đau đớn từ các triệu chứng của bệnh có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và ít năng động hơn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm herpes

Herpes

Bị ôm, hôn trực tiếp từ người bệnh cũng có thể khiến trẻ lây bệnh herpes

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm herpes có thể được phân loại cụ thể. Mỗi loại sẽ theo các giai đoạn khác nhau trong quá trình thai nghén và sinh nở:

2.1 Khi mang thai và chuyển dạ

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc herpes nếu mẹ bị herpes lần đầu tiên trong khoảng 6 tuần cuối thai kỳ. Trong trường hợp này, virus herpes có thể được truyền từ người mẹ sang thai nhi qua dây rốn. Nguy cơ lây nhiễm herpes cho em bé càng tăng khi mẹ sinh thường. Điều này bởi vì trong quá trình sinh thường, có thể xảy ra tiếp xúc trực tiếp giữa vùng sinh dục của mẹ và bé, tạo điều kiện cho virus herpes lây lan. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm nếu mẹ đã từng bị nhiễm virus herpes trước đó. Nguyên nhân bởi vì cơ thể đã phát triển miễn dịch chống lại virus này.

2.2 Sau khi sinh

Virus herpes cũng có thể truyền sang em bé sau khi sinh qua tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể, vết rộp nếu một người bị mụn rộp và hôn em bé chính là tác nhân. Hoặc bệnh có thể lây thông qua tiếp xúc với vết phồng rộp trên vú của người mẹ. Em bé có nguy cơ cao nhất bị nhiễm herpes trong 4 tuần đầu sau khi sinh. Do đó, cha mẹ và người thân không nên hôn em bé nếu họ có các triệu chứng bệnh. Điều này để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, mụn rộp và vết phồng rộp do virus herpes gây ra dễ lây lan khi đạt độ chín. Thậm chí chúng vẫn có khả năng lây cho đến khi hoàn toàn lành lặn.

Dấu hiệu bệnh herpes ở trẻ em

Trẻ cần được đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để điều trị bệnh kịp thời

3. Cách ngăn ngừa bệnh herpes ở trẻ em

Việc ngăn ngừa bệnh herpes ở trẻ nhỏ là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ có thể thực hiện để giảm nguy cơ lây nhiễm herpes cho em bé:

– Nếu mẹ đang mang thai và có tiền sử mụn rộp sinh dục, hãy báo với bác sĩ được tư vấn. Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

– Mẹ có thể cần dùng thuốc trong tháng cuối của thai kỳ để ngăn chặn sự bùng phát bệnh ở âm đạo khi chuyển dạ.

– Nếu mẹ bị mụn rộp sinh dục lần đầu trong 6 tuần cuối của thai kỳ, nên chọn sinh mổ. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm herpes cho em bé.

Ngoài ra, nếu mẹ bị mụn rộp hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng herpes nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Điều này là để giảm nguy cơ lây nhiễm cho em bé:

– Không hôn trực tiếp em bé: Tránh tiếp xúc miệng với cơ thể của em bé. Đặc biệt là nếu mẹ có vết loét hoặc dấu hiệu herpes.

– Rửa tay trước khi tiếp xúc với em bé: Luôn rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với em bé. Đặc biệt là sau khi chúng ta chạm vào vùng cơ thể có dấu hiệu bệnh.

– Che tất cả các vết mụn rộp, tổn thương hoặc dấu hiệu nhiễm trùng herpes: Đảm bảo che tất cả các vết loét hoặc tổn thương do herpes trên cơ thể của mẹ để tránh lây truyền virus.

Trên đây là những lưu ý về bệnh herpes ở trẻ em. Hy vọng qua đó, mọi người đã nắm được cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital