Bệnh herpes có chữa khỏi được không và cách chăm sóc

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Herpes là một bệnh lý có khả năng truyền nhiễm. Bệnh này bị gây ra bởi virus HSV với những triệu chứng chủ yếu xuất hiện quanh vùng môi, má và miệng. Vậy bệnh herpes có chữa khỏi được không và cần lưu ý gì để chăm sóc hỗ trợ điều trị?

1. Tìm hiểu chung về bệnh Herpes

Herpes còn được gọi là bệnh mụn nước sốt hay sốt vỉ. Người bệnh sẽ xuất hiện những vết phồng rộp nhỏ thành từng nhóm ở trên vị trí môi, xung quanh miệng.

1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh Herpes

bệnh herpes có chữa khỏi được không

Herpes simplex là virus gây ra bệnh herpes

Nguyên nhân chính gây ra herpes là virus Herpes simplex. Đây là một chủng virus thường gây tình trạng mụn rộp ở người. Trong đó, virus Herpes 1 (HSV-1) thường gây mụn rộp ở phần môi. Còn virus herpes 2 (HVS-2) thường gây triệu chứng ở cơ quan sinh dục.

Đối với herpes môi thường do nhiễm phải virus từ người bệnh qua môi trường tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như các hành động hôn, tiếp xúc bằng miệng, dùng chung mỹ phẩm, …

Những người bị nhiễm virus herpes và mọc mụn rộp ở phần môi thường có thể tự khắc phục những triệu chứng. Tuy nhiên, những tác nhân gây ra bệnh sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn. Cho tới nay, y học vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị bệnh triệu để. Do đó tình trạng herpes môi hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần. Cụ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi, herpes môi sẽ tái phát:

– Tiếp xúc trực tiếp khu vực bị herpes với ánh sáng mặt trời.

– Hệ miễn dịch kém đi. Cụ thể là khi người bệnh trong các tình trạng như bị dị ứng thức ăn, khi mang thai, khi trong chu kỳ kinh nguyệt, …

– Tổn thương ở các vùng như nướu, môi hay mắc bệnh lý về răng miệng.

– Cơ thể cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

– Thực hiện các phẫu thuật liên quan tới môi, mặt gây ảnh hưởng tới khả năng miệng dịch của các vùng da này.

1.2 Những triệu chứng của bệnh Herpes

Ngoài những biểu hiện chính ở môi và quanh miệng, herpes còn có triệu chứng khác như:

– Sốt.

– Đau họng.

– Vùng miệng bị đau gây ảnh hưởng quá trình ăn uống, ngủ nghỉ. Vị trí đau chủ yếu sẽ ở vùng bị mụn rộp.

– Sưng hạch ở cổ.

– Đối với trẻ nhỏ thường chảy nhiều nước dãi.

Đối với lần đầu bị nhiễm virus, người bệnh có thể sẽ không xuất hiện triệu chứng mụn rộp. Tuy nhiên, nếu như xảy ra mụn rộp có thể lan tới mọi nơi ở trong miệng. Đối với tình trạng này, bệnh thường nghiêm trọng hơn trong những lần tiếp theo bị bùng phát.

Sau khi đã bị nhiễm bệnh, virus HSV sẽ tồn tại ở trong cơ thể người bệnh. Đồng thời, nó sẽ tái đi tái lại suốt quãng đời còn lại. Đặc biệt, tình trạng tái bệnh thường xuất hiện mụn rộp ở mép môi. Với giai đoạn tiền phát 6-48 giờ đầu tiên, chưa có biểu hiện lên mụn. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, tê và hơi nhói, căng, nóng, đau.

2. Tìm hiểu bệnh herpes có chữa khỏi được không?

herpes

Bệnh herpes hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc

Bệnh herpes nhìn chung không phải bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng liên quan tới da, hệ miễn dịch nếu không được điều trị phù hợp. Và hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp nào có thể điều trị bệnh triệu để. Người bệnh cần áp dụng điều trị duy trì với chế độ chăm sóc phù hợp. Trong đó, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị tái phát biện nhiều với biến chứng nặng. Do đó, việc điều trị tích cực cùng phòng ngừa là rất cần thiết nếu không may bị nhiễm bệnh.

3. Cách điều trị Herpes môi

Hiện nay, ta chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh herpes cùng như để tiêu diệt virus HSV. Thông thường, tình trạng mụn rộp sẽ tự động biến mất trong chưa tới 14 ngày. Thế nhưng, việc điều trị bệnh bằng thuốc có thể làm giảm bớt thời gian bị mắc bệnh. Đồng thời, việc bệnh bùng phát trong tương lai cũng sẽ được hỗ trợ ngăn chặn.

Dưới đây là 2 phương pháp điều trị thường được áp dụng:

3.1 Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi

bệnh herpes có chữa khỏi được không

Sử dụng thuốc hay kem bôi là phương pháp thường được áp dụng điều trị herpes

Mụn rộp xuất hiện ở môi thường gây cảm giác đau, ngứa rát rất khó chịu. Để có thể kiểm soát được tình trạng này, việc dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi là rất cần thiết. Loại thuốc thường được chỉ định là Acyclovir. Loại thuốc này sẽ được sử dụng ngay khi mụn herpes trên môi khởi phát. Sau khi bôi thuốc, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

3.2 Sử dụng thuốc kháng virus

Bệnh herpes bắt nguồn từ virus. Vậy nên sử dụng thuốc kháng viurs điều trị sẽ giúp các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, những loại thuốc thường được chỉ định tuy có tác dụng nhanh nhưng có thể để lại một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần chú ý, tuân theo lời dặn của bác sĩ.

Trong trường hợp người bệnh bị hệ miễn dịch kém hay có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, đang mang thai, việc điều trị sẽ cần cẩn trọng hơn. Đặc biệt là trong quá trình bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Nếu việc điều trị không được thực hiện tốt, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng đồng thời kéo theo những biến chứng. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ cần điều trị với liêu lượng thuốc cao hơn.

4. Cách chăm sóc tại nhà khi bị herpes

Việc điều trị herpes cùng bác sĩ là không đủ. Để ngăn chặn tình trạng bệnh liên tục tái lại, người bệnh cần áp dụng những phương pháp chăm sóc phù hợp. Bao gồm:

– Chườm lạnh: Việc sử dụng đá lạnh bọc trong vải chườm lên mụn trên môi sẽ giúp triệu chứng thuyên giảm. Mỗi lần ta chườm trong khoảng 20 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày. Lưu ý, người bệnh không nên sử dụng nước đá tiếp xúc trực tiếp vào vùng da đang bị bệnh. Điều này sẽ khiến bệnh thêm nhiễm trùng nặng hơn.

– Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm chua: Khi mụn herpes môi gây đau đớn, người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm chua như cam, chanh, quýt, … Việc tiếp xúc với axit từ các loại thực phẩm này có thể khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

– Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp tránh tình trạng mất nước do bệnh gây ra và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Có thể thấy, mức độ nguy hiểm của bệnh herpes không quá lớn. Tuy nhiên để điều trị là một việc không dễ dàng. Để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả, người bệnh hãy lựa chọn những bệnh viên hoặc cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital