Bệnh Herpes ở môi là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, mặc dù đa số trường hợp có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng cũng cực kỳ khó chịu. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Herpes ở môi là bệnh gì?
Bệnh Herpes ở vùng môi còn được gọi là mụn nước sốt, sốt vỉ phồng rộp thành từng đám trên môi và quanh miệng. Bệnh do virus Herpes simplex (HSV) gây ra, khiến vùng da quanh miệng thường nổi mụn nước, đỏ, sưng tấy và đau nhức.
Ngoài các biểu hiện quanh môi và miệng, người bệnh cũng có thể bị đau, sốt, đau họng, sưng hạch vùng cổ, trẻ em thì có thể chảy nước dãi, quấy khóc… Vùng bị mụn nước có thể vỡ, chảy dịch và đóng vảy sau khoảng vài ngày. Vết thương có thể tự khỏi sau khoảng một thời gian và có thể điều trị tại nhà.
Mụn rộp có thể lan khắp mọi nơi trong việc và nặng thêm ở các lần tiếp theo tái nhiễm. Virus HSV tồn tại trong cơ thể và tái phát bệnh nhiều lần trong suốt quãng đời còn lại ở bệnh nhân. Giai đoạn tiền phát bệnh trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên, khi chưa xuất hiện mụn.
Người bị bệnh sẽ có cảm giác ngứa, tê, đau nhức, sưng tấy ở vùng bị nhiễm bệnh. Tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe hay tính mạng nhưng do các mụn xuất hiện ở vị trí trên môi nên khiến nhiều người cảm thấy tự ti và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.
2. Nguyên nhân gây bệnh Herpes mụn rộp ở môi
Tác nhân chính gây bệnh Herpes mọc ở môi là do virus có tên là Herpes simplex – Chủng virus thường gây mụn rộp ở người. Trong đó, virus Herpes chủng 1 (HSV-1) gây ra khoảng 80% trường hợp bị mụn rộp ở môi và khu vực quanh miệng.
Người bệnh bị bệnh Herpes môi do nhiễm virus này từ người đã bị bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp khi ăn uống chung, dùng chung đồ dùng cá nhân… Bệnh mụn rộp ở môi do virus Herpes gây ra có thể điều trị triệu chứng nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Bệnh có thể tái phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi cho virus sinh sôi phát triển như:
– Tiếp xúc khu vực vùng môi trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
– Hệ miễn dịch suy yếu do mắc bệnh, di ứng, mang thai, thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt…
– Tổn thương vùng nướu, môi hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng.
– Cơ thể mệt mỏi hoặc chịu nhiều áp lực.
Herpes môi cũng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể và gây bệnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người. Do đó, các bác sĩ nha khoa khuyến cáo người bệnh khi phát hiện các triệu chứng của bệnh Herpes thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
3. Nguyên tắc điều trị Herpes môi
3.1. Điều trị bệnh Herpes ở môi bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để loại bỏ triệt để bệnh herpes môi và cũng chưa có thuốc tiêu diệt virus gây bệnh. Về cơ bản, mụn rộp sẽ tự biến mất trong khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Việc điều trị bằng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nặng của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Để điều trị bệnh khởi phát, các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định như: Thuốc mỡ hoặc kem bô cục bộ, thuốc kháng virus bán theo đơn…
Thuốc chữa trị Herpes môi có thể sử dụng hằng ngày để điều trị các triệu chứng của bệnh, giúp mọi người thoải mái ăn uống và sinh hoạt. Nếu phát hiện thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng thêm thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, có thể phải sử dụng tới kháng sinh để chữa trị bội nhiễm vi khuẩn khi mức độ bệnh khá nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường khác.
3.2. Điều trị bệnh Herpes ở môi bằng mẹo tại nhà
Giai đoạn đầu tiên của bệnh có thể gây đau đớn, khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Người bệnh cần uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Có thể bổ sung thêm vitamin C để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, có thể làm giảm thời gian phát bệnh bằng việc bôi kem chứa kẽm oxit.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khắc phục và giảm cảm giác khó chịu khi bị bệnh bằng việc:
– Đặt khăn ướt sạch, mát lên vết loét khoảng 3 lần/ngày để giảm tấy và sưng đỏ.
– Súc miệng bằng dung dịch có chứa baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit mạnh như trái cây họ cam quýt, cà chua, chanh…
– Ăn thực phẩm thanh đạm, nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế ăn thực phẩm quá cay nóng để tránh làm vết loét nặng thêm…
4. Phòng bệnh Herpes mọc ở môi tái phát
Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong đời khi gặp điều kiện thích hợp hoặc cơ thể suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh cần lưu ý trong việc phòng bệnh tái phát:
– Tránh để đôi môi, miệng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu. Nếu có thể, hãy sử dụng kem chống nắng dành riêng cho môi trong mọi thời điểm và bảo vệ khuôn mặt tránh khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời.
– Tránh tiếp xúc thân mật với người bị bệnh hoặc người có các vết loét mụn rộp ở môi, miệng.
– Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể kích thích bệnh tái phát hoặc gây dị ứng như các loại hạt, sữa, hải sản…
– Tránh dùng chung dụng đồ dùng cá nhận, dụng cụ về sinh…, đặc biệt là với những người có các dấu hiệu của bệnh.
– Nên rửa tay, vệ sinh thân thể, quần áo, không gian sống thường xuyên để không tạo điều kiện cho tác nhân có hại phát triển.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phát hiện sớm các bệnh lý, giúp điều trị đúng cách kịp thời.
Bệnh herpes ở môi không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng có thể là rào cản tâm lý trong giao tiếp và sinh hoạt của nhiều người. Bởi vậy, theo các bác sĩ TCI, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, ngăn ngừa bệnh tái nhiễm hoặc nặng thêm.