Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng không hiếm gặp ở chị em phụ nữ độ tuổi xế chiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh và cách điều trị nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt khi tiền mãn kinh là tình trạng mà kinh nguyệt của phụ nữ vào độ tuổi 40-50 bị thay đổi về chu kỳ, lượng máu ra và thời gian kéo dài. Quan sát thấy vòng kinh tự nhiên của mình thưa hơn, có thể kéo dài 1 – 2 tháng, thậm chí lên tới 3 tháng và lượng kinh nguyệt ít dần. Những rối loạn này có thể là dấu hiệu sớm của mãn kinh, khi sản xuất estrogen của cơ thể dần giảm đi.

1.1 Triệu chứng thường gặp của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh

Triệu chứng thường gặp của rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh

Sự suy giảm các hormone như: FSH, LH, estrogen, progesteron gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt mà các chị em có thể dễ dàng nhận biết bao gồm:

– Xuất hiện sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Một trong những triệu chứng chính của rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh là chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với chu kỳ bình thường của bạn. Một số phụ nữ có thể bị thiếu kinh nguyệt hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

– Lượng máu trong mỗi chu ký thay đổi
Ngoài chu kỳ kinh nguyệt bất thường, phụ nữ có thể gặp phải thay đổi về lượng máu kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể có kinh nguyệt ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường, trong khi đó, một số phụ nữ khác có thể gặp phải các cơn kinh nguyệt kéo dài.

– Các triệu chứng liên quan đến sức khỏe và tâm lý
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng về sức khỏe và tâm lý, bao gồm đau đầu, chóng mặt, đau lưng, đau ngực và mất ngủ. Họ cũng có thể gặp phải các triệu chứng tâm lý như trầm cảm, lo âu, căng thẳng và khó chịu.

Giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể đánh dấu sự thay đổi về các đặc điểm thông thường của kinh nguyệt ở phụ nữ, điều này đồng nghĩa với việc khả năng sinh sản suy giảm khi hoạt động của buồng trứng và tử cung thất thường.

Nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt này chính là sự giảm sản xuất estrogen trong cơ thể. Estrogen là hormone nữ có trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và các hoạt động khác trong cơ thể. Khi sản xuất estrogen giảm, những rối loạn kinh nguyệt sẽ xuất hiện.

1.2 Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh gây ra những hệ lụy nào?

Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh gây ra những hệ lụy nào?

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh

Một điều thấy rõ ở chị em phụ nữ ở giai đoạn tứ tuần chính là sự suy giảm nội tiết tố, đi kèm với các triệu chứng như: khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, thân nhiệt thay đổi thất thường. Những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chị em, có thể kể đến như:

– Cảm xúc dễ cáu bẳn, dễ bốc hỏa

– Suy giảm hoặc không còn ham muốn trong quan hệ tình dục

– Có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phổ biến ở độ tuổi tiền mãn kinh.

2. Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh?

Đây là giai đoạn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng đều trải qua, chính vì thế mà điều cần làm trước tiên chính là sẵn sàng một tinh thần thật tích cực và thoải mái, có đầy đủ kiến thức sức khỏe về giai đoạn tiền mãn kinh để tránh bị tác động từ những thay đổi. Chị em phụ nữ có thể tham khảo một vài giải pháp dưới đây để cải thiện tâm sinh lý trong giai đoạn này:

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Nên có sự cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ưu tiên những hoạt động giúp thân – tâm – trí được thư giãn, điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tránh các bệnh tật và duy trì một sức khỏe thật tốt.

rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh nên làm gì?

Chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất sẽ giảm các tác động của giai đoạn tiền mãn kinh

– Chế độ tập luyện thể thao: Duy trì tập thể dục ít nhất 30p mỗi ngày để cơ thể được vận động, tăng hiệu quả của quá trình trao đổi chất. Chị em phụ nữ có thể lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, aerobic, đạp xe…

– Quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng: Ở độ tuổi tiền mãn kinh đòi hỏi một chế độ ăn uống tích cực hơn, để đảm bảo sức khỏe tốt, chị em cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Để làm được điều này, hãy tập trung vào ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc và trái cây giàu dinh dưỡng. Bạn cũng cần bổ sung canxi và protein trong khẩu phần ăn, nhưng hạn chế các loại chất béo không tốt cho sức khỏe, thuốc lá và đồ uống có cồn.

Để đảm bảo lượng estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể, hãy tập trung vào việc ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ đinh lăng. Điều này cũng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của bạn. Tăng cường hàm lượng canxi, axit béo, omega có nhiều trong các loại ngũ cốc, dầu thực vật, cá… Ngoài ra, hãy bổ sung hàm lượng vitamin D cho cơ thể. vitamin D chứa chất xúc tác giúp quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn, giúp hỗ trợ sức khỏe xương và răng. Hạn chế tối đa các chất kích thích: thuốc lá, bia, rượu, thay vào đó chị em nên bổ sung nội tiết tố cho cơ thể.

– Rong kinh tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên, tránh nhẫm lẫn với chứng rối loạn kinh nguyệt do những bệnh phụ khoa khác. Tốt nhất thì chị em nên khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần bao gồm cả tầm soát ung thư cổ tử cung, bởi đây là độ tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ở tử cung, không nên chủ quan mà chờ bệnh trở nặng rồi mới đi khám bởi rất nhiều bệnh lý phát triển nhưng lại không hề có triệu chứng.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ mang đến cho chị em góc nhìn tích cực hơn về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh. Nếu cần thêm sự hỗ trợ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital