IVF là một phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều cặp vợ chồng áp dụng hiện nay. Mặc dù IVF đem tới nhiều lợi ích về mặt mang thai theo ý muốn, tuy nhiên chị em phụ nữ cũng cần phải chú ý tới những dấu hiệu thai ngoài tử cung IVF để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Lý do tại sao thực hiện phương pháp IVF vẫn bị thai ngoài tử cung?
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp phổ biến hiện nay, được nhiều các cặp vợ chồng áp dụng để có thể giúp mang thai theo ý muốn. Bản chất của phương pháp này là việc bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp, giúp đưa phôi thai từ bên ngoài vào buồng tử cung của mẹ. Tuy nhiên có những trường hợp kể cả khi sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm này chị em vẫn bị xảy ra thai ngoài tử cung.
Trên thực tế hiện nay, cũng có rất nhiều trường hợp mặc dù đã sử dụng IVF tuy nhiên sau đó vẫn bị thai ngoài và phải thực hiện lại quá trình chuyển phôi vào lần sau. Lý do của hiện tượng này đó là sau khi thành công đưa phôi thai vào buồng tử cung của mẹ, phôi thai lúc này có thể sẽ làm tổ tại đúng vị trí hoặc không. Phần tử cung co bóp liên tục hàng ngày nên vẫn sẽ có trường hợp phôi thai bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu, từ đó dẫn tới việc phôi thai bị trôi ra bên ngoài và làm tổ tại vị trí không mong muốn. Một số vị trí ở bên ngoài tử cung mà phôi thai có thể làm tổ đó là: vòi tử cung, kẽ tử cung hoặc phần góc tử cung.
2. Những điều cần biết về thai ngoài tử cung sau khi thực hiện IVF
2.1. Dấu hiệu thai ngoài tử cung IVF dễ nhận ra là gì?
Thông thường sau khi quá trình chuyển phôi diễn ra, chị em phụ nữ sẽ cần thời gian để cho phôi thai làm tổ và phát triển, cũng là thời gian để xác nhận xem quá trình chuyển phôi vào cơ thể người mẹ có thành công hay không. Nếu trong trường hợp mẹ bị thai ngoài tử cung sau khi chuyển phôi, thì sẽ có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như sau
2.1.1. Hiện tượng chị em bị xuất huyết âm đạo bất thường
Việc xuất huyết âm đạo khác thường được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thai ngoài tử cung rõ ràng và chính xác nhất. Lúc này, máu chảy ra từ phía âm đạo với số lượng khá nhiều, khác hẳn với hiện tượng máu báo có thai bình thường. Chị em phụ nữ lúc này cần phải cẩn trọng chú ý kỹ về hiện tượng chảy máu này, cả về số lượng máu tiết ra, màu sắc hay các hiện tượng lạ. Lời khuyên tốt nhất là chị em nên lập tức đi thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra và xem xét các nguyên nhân.
2.1.2. Hiện tượng đau ở khu vực vùng chậu
Đây cũng được coi là một trong số những dấu hiệu dễ nhận biết khi bị thai ngoài tử cung. Do đó, nếu chị em nhận thấy mình có hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới kéo dài, có xu hướng đau nghiêng về một bên bụng thì khả năng cao chị em đã bị thai ngoài. Lúc này, cần đi tới bệnh viện thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh.
2.1.3. Phân biệt với chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Đối với những chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có nhiều trường hợp sẽ bị nhầm lẫn việc xuất huyết âm đạo do thai ngoài với việc hành kinh.
2.2. Làm thế nào để chẩn đoán dấu hiệu thai ngoài tử cung khi IVF?
Sau khi phôi thai đã được chuyển thì trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng trễ kinh, nhằm báo hiệu của việc chị em đã mang thai. Tuy nhiên, lúc này nếu chị em thử que thử thai thì que sẽ chỉ hiển thị kết quả báo có thai chứ không thể khẳng định được vị trí làm tổ của thai nhi. Do đó, để nhận biết được chính xác xem liệu chị em có bị thai ngoài tử cung hay không thì chị em cần đi thăm khám bác sĩ để có kết quả.
Theo đó, khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm cần thiết đó là:
– Siêu âm thai: bước này rất quan trọng giúp bác sĩ xác định xem có phôi thai ở bên trong buồng tử cung hay không. Nếu trên siêu âm không thấy có hình ảnh phôi thai làm tổ thì khả năng cao chị em đã bị thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp tuần thai còn quá bé thì sẽ cần chờ thêm để loại trừ khả năng thai vào tử cung muộn.
– Xét nghiệm thử máu kiểm tra nồng độ beta HCG: đây là một chỉ số mà chỉ có ở phụ nữ mang thai. Do vậy, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em xét nghiệm nồng độ này kết hợp cùng với kết quả siêu âm thai, để xác định chắc chắn hơn về bệnh lý thai ngoài tử cung hay không.
– Chỉ số beta HCG thất thường: ở một số trường hợp thai ngoài tử cung ở dạng thoái triển thì chỉ số beta HCG trong máu cũng sẽ tăng giảm thất thường. Lúc này, tùy từng trường hợp mà chúng ta cần theo dõi thêm và tái khám lại sau 1 vài ngày.
3. Phải làm gì để phòng tránh tình trạng thai ngoài tử cung sau IVF?
Để phòng tránh tình trạng thai ngoài tử cung sau khi thực hiện IVF, chị em cần chú ý một số điều sau:
– Cần chú ý giữ gìn đảm bảo vệ sinh khu vực vùng kín, nhất là những thời kỳ xảy ra chu kỳ kinh nguyệt.
– Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu phát hiện bị mắc các bệnh lý phụ khoa thì cần xử lý và điều trị dứt điểm trước khi có ý định thực hiện IVF.
– Chủ động trao đổi xin tư vấn của bác sĩ sản khoa trong trường hợp chị em đã từng bị thai ngoài tử cung trước đây.
– Trước, trong và sau khi thực hiện IVF, chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe sát sao, đồng thời đi thăm khám bác sĩ để có thêm các thông tin và lưu ý bổ ích.
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cũng như cố gắng nghỉ ngơi điều độ, nâng cao đề kháng cho cơ thể.
Hi vọng những thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp chị em có thêm các kiến thức bổ ích trước khi thực hiện phương pháp IVF. Nếu chị em cần tư vấn và đặt lịch thăm khám với bác sĩ sản khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để có thể được hỗ trợ nhanh nhất.