Sỏi bàng quang là bệnh lý tiết niệu nhiều người mắc phải, căn bệnh này nếu để kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu và nắm bắt được nguy cơ biến chứng sỏi bàng quang giúp cho người bệnh có biện pháp phòng ngừa phù hợp và điều trị hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi bàng quang và nguyên nhân hình thành
Sỏi bàng quang là một khối cứng kết tinh do chất cặn trong nước tiểu từ thận, niệu quản xuống hay từ chính bàng quang. Sỏi bàng quang thường đa dạng về kích cỡ; hình dạng tròn, nhẵn, ít khi xù xì góc cạnh; sỏi có thể từ một đến nhiều viên.
Sỏi bàng quang thường có thành phần giống với các loại sỏi khác như: canxi và amoni, magiê, photphat, oxalic, cystin hoặc struvit. Sỏi có thể có thành phần hỗn hợp, và thường thì xung quanh sỏi có một lớp tơ huyết, bạch hầu.
Sỏi bàng quang thường xảy ra đối với nam giới nhiều hơn, sỏi có thể hình thành với mọi độ tuổi, tuy nhiên nam giới trung niên thường có tỉ lệ mắc cao hơn. Cơ chế ứ động nước tiểu chính là nguyên nhân gây sỏi phổ biến nhất. Ngoài ra còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sử dụng nhiều thuốc chứa kali, phốt pho…; các thủ thuật y tế, viêm tiết niệu…
2. Sỏi bàng quang và những dấu hiệu điển hình
Đa phần các dấu hiệu sỏi bàng quang ban đầu không rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác hoặc người bệnh thường bỏ qua vì không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt.
Nhưng khi để tình trạng sỏi kéo dài đồng nghĩa với kích thước sỏi lớn hơn do hấp thụ nhiều chất cặn. Lúc này viên sỏi có thể mang đến nhiều bất tiện và khó chịu cho người bệnh như:
– Khó tiểu, đi tiểu nhiều, đau buốt dương vật khi đi tiểu, thậm chí đi tiểu ra máu.
– Nước tiểu có mùi khó chịu ngay khi vừa đào thải ra khỏi cơ thể.
– Đau bụng dưới, cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn.
– Khi có hiện tượng nhiễm khuẩn, người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
3. Sỏi bàng quang và những biến chứng nguy hiểm
3.1 Khi nào thì sỏi bàng quang có thể gây biến chứng?
Khi sỏi ở trong cơ thể, bàng quang bị chiếm một vị trí nhất định, làm giảm tiết diện bàng quang và tăng áp lực lên cơ quan này. Đặc biệt, sỏi kích thước càng lớn hoặc tính chất càng xù xì phức tạp thì càng dễ gây nhiều biến chứng cho người bệnh.
Một số trường hợp, sỏi gây ảnh hưởng đến cơ quan chức năng hệ tiết niệu như: ứ đọng nước tiểu, nước tiểu khó thoát ra ngoài, rối loạn dòng tiểu hoặc thậm chí là làm tắc hoàn toàn đường tiểu có thể dẫn đến nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
3.2 Những biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang là gì?
Có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm của sỏi bàng quang như sau:
Đau đớn vùng hạ bộ, bộ phận sinh dục
Sỏi chèn ép và cọ xát vào niêm mạc bàng quang dẫn đến người bệnh luôn có cảm giác đau vùng hạ bộ, bộ phận sinh dục. Một vài trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới, đau vùng hố thận.
Cơn đau của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, bệnh nhân có thể đau âm ỉ, nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân bị đau quặn. Khi cơn đau đến mức “báo động”, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám điều trị sớm, tránh nguy cơ về sau.
Rối loạn tiểu tiện
Bệnh nhân sỏi tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng đều gặp phải tình trạng khó khăn trong việc tiểu tiện hàng ngày:
– Bệnh nhân có thể khó đi tiểu, đi tiểu ngắt quãng, khó kiểm soát dòng tiểu, lượng nước tiểu thất thường.
– Về ban đêm hoặc khi bệnh nhân vận động nhiều sẽ có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
– Bệnh nhân bị đau buốt khi đi tiểu nên thường sẽ nhịn tiểu.
– Nước tiểu có màu và mùi lạ khiến bệnh nhân lo lắng, hoang mang, thậm chí là xấu hổ.
– Trường hợp sỏi gây bít tắc hoàn toàn đường tiểu có thể dẫn tới bí tiểu, bàng quang “quá tải” dẫn tới căng phồng tạo thành “cầu bàng quang”.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường niệu hay viêm bàng quang là tình trạng thường gặp nhất so với các biến chứng còn lại. Viêm bàng quang cấp nếu không được trị sớm sẽ dẫn đến viêm mạn tính, gây xơ teo hoặc rò rỉ bàng quang do lượng nước tiểu trong bàng quang thay đổi liên tục.
Sỏi di chuyển, cọ xát vào bàng quang làm tổn thương bàng quang dẫn tới chảy máu, ứ mủ và ngăn chặn nước tiểu thoát hẳn ra ngoài. Nhờ đó, vi khuẩn phát triển và tấn công gây nhiễm trùng bàng quang.
Viêm thận
Tình trạng nhiễm trùng kéo dài lâu có thể dẫn tới viêm niệu quản, thận. Bởi nhiễm khuẩn ngược dòng từ nước tiểu nên tình trạng này dễ kéo dài nếu không điều trị sỏi bàng quang kịp thời. Tình trạng viêm thận trở thành mạn tính sẽ rất khó để điều trị.
Suy thận
Bàng quang bị chèn ép và kích thích do sỏi dẫn tới người bệnh khó chịu và đau buốt. Nhiễm khuẩn niệu kéo dài, bàng quang tổn thương nghiêm trọng, suy thận cấp và mạn tính có thể dẫn tới nguy cơ suy thận. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị và rất tốn kém chi phí; do đó người bệnh cần phòng ngừa sớm nguy cơ này.
Ung thư bàng quang
Tình trạng sỏi bàng quang kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ ung thư bàng quang – một bệnh lý rất nguy hiểm và khó điều trị.
4. Liệu pháp điều trị biến chứng sỏi bàng quang hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang, trong đó các phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
– Áp dụng với sỏi bàng quang dưới 5mm, tính chất đơn thuần.
– Điều trị với thời gian từ 2 – 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị mổ mở
– Áp dụng với sỏi bàng quang kích thước lớn, tính chất phức tạp.
– Tỉ lệ sạch sỏi cao, tuy nhiên thời gian hồi phục lâu và có nguy cơ gặp phải biến chứng hậu phẫu.
Điều trị tán sỏi công nghệ cao
– Áp dụng với sỏi bàng quang kích thước > 1cm hoặc kích thước < 1cm mà không thể tự thoát theo nước tiểu ra ngoài.
– Điều trị với liệu pháp Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.
– Giải pháp điều trị sỏi không đau, không xâm lấn, ra viện sau 24h điều trị. Đây là liệu pháp được đánh giá cao nhờ công nghệ hiện đại và bảo vệ chức năng bàng quang và các cơ quan lân cận.