Mặc dù cúm A chỉ là bệnh lý đường hô hấp nhưng nguy cơ bệnh gây ra biến chứng là rất lớn. Đặc biệt ở những đối tượng trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, còi xương, suy dinh dưỡng… Việc cha mẹ hiểu rõ những biến chứng của cúm A ở trẻ em sẽ giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ không đáng có.
Menu xem nhanh:
1. Con đường lây bệnh cúm A cho trẻ nhỏ
Thực tế thì ai cũng có nguy cơ mắc bệnh cúm A, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Nguyên nhân được xác định là do trẻ chưa tiêm đủ vắc -xin, hệ miễn dịch của con suy yếu, trẻ cũng chưa biết cách bảo vệ mình, con thường hay tiếp xúc và đến nơi đông người (đi học, khu vui chơi….)
Trẻ rất dễ mắc cúm A thông qua các việc nói chuyện, dịch mũi, ho, dùng chung đồ cá nhân, trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh …. Theo đánh giá thì cúm A ở trẻ có tốc độ lây lan cực nhanh và có xu hướng phát triển thành dịch trên diện rộng. Vì thế mà trong thời điểm giao mùa Đông – Xuân, cha mẹ cần hết sức lưu ý để bảo vệ tốt sức khỏe cho con nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
2. Những biến chứng của cúm A ở trẻ em cha mẹ đặc biệt lưu ý
Khi trẻ mắc cúm A, hầu hết con thường có các biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau đầu… Nếu phát hiện sớm trẻ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà dựa theo những triệu chứng đang gặp phải. Như trẻ sốt con sẽ được uống hạ sốt, bù điện giải và sau khoảng thời gian 7 ngày bệnh sẽ khỏi.
Tuy nhiên trong trường hợp trẻ mắc bệnh cúm A ở thể nặng thì bệnh rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm não, hen phế quản kịch phát… và cuối cùng là tử vong.
Trong lịch sử trên thế giới đã từng ghi nhận hàng trăm trẻ em tử vong vì cúm A. Vì thế cha mẹ không nên chủ quan trước bệnh lý đường hô hấp này.
Một vài dấu hiệu cúm A ở trẻ nhỏ cho thấy bệnh đang có xu hướng chuyển nặng và biến chứng như:
– Trẻ thở nhanh, thở lõm ngực
– Con không ăn uống được, da mặt xanh xao, người tái
– Con có biểu hiện nôn liên tục
– Trẻ đi tiểu ít và gần như không đi tiểu trong vòng 8 giờ
– Con sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang lại hiệu quả
– Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
– Trẻ có biểu hiện co giật
Lúc này trẻ cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Nên phòng bệnh cúm A ở trẻ như thế nào?
Phòng bệnh luôn là biện pháp tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe con yêu. Trẻ trong giai đoạn từ 2 tới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm A nhất nên cha mẹ có thể chủ động thực hiện một vài biện pháp sau đây:
– Không để trẻ mút tay, chân hoặc ngậm đồ chơi
– Khi ra ngoài con cần được đeo khẩu trang. Hạn chế đưa trẻ tới nơi đông người vì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
– Nếu trong gia đình có người bị cúm cần cách ly trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan.
– Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi tai cho trẻ bằng dung dịch chuyên dụng. Tay trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ.
– Khi con có những dấu hiệu khởi phát nhẹ như: ho, sổ mũi, cúm… hoặc cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
– Nơi ở của trẻ cần được thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ẩm mốc
– Trẻ cần được cha mẹ cho tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ.
– Trong chế độ ăn hàng ngày nên cho con ăn nhiều rau củ tươi, hoa quả, thực phẩm nhiều chất để gia tăng sức đề kháng
– Nên bổ sung cho trẻ những loại vitamin theo đúng độ tuổi của bé.
Về cơ bản cách phòng chống cúm A ở trẻ khá đơn giản cũng như những bệnh cúm mùa khác. Điều quan trọng vẫn là hạn chế tiếp xúc nơi đông người và vệ sinh thân thể cho con thật sạch sẽ.
Mặc dù chỉ là bệnh lý đường hô hấp nhưng biến chứng của cúm A ở trẻ em khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Do đó, cha mẹ nên chủ động quan sát, theo dõi để có cách xử lý kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe cho con được tốt nhất