Rất nhiều mẹ thắc mắc thai 7 tuần nhịp tim bao nhiêu. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu?
Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu hoạt động như 2 ống dẫn của tim thai. Cho đến tuần thứ 4, tim thai sơ khai này hoàn thiện dần. Đến cuối tuần thứ 5, tim thai đã có hình dạng là một hạt nhỏ ở giữa phôi.
Sang đến tuần thứ 7, tim thai đã chia thành 2 ngăn trái phải. Và đến tuần thứ 12 thì tim thai gần như đã hoàn thiện.
Đến tuần thứ 14, tim thai đã đập rõ ràng, sang đến tuần thứ 16, trái tim nhỏ bé này đã hoàn chỉnh về cấu tạo và có thể bơm đi lượng máu khoảng 24 lít/ngày. Thai nhi 14 tuần
Cho tới những tuần tiếp theo, tim thai sẽ tiếp tục phát triển về kích thước, khối lượng cho tới khi bé chào đời. Nhịp tim bình thường của thai nhi sẽ từ 120-160 nhịp/phút, tùy từng giai đoạn. Nếu thai nhi cựa quậy nhiều thì có lúc nhịp tim lên đến 180 nhịp/phút. Nếu tim thai đập dưới 110 nhịp/phút thì là tim thai yếu, bé sẽ gặp rất nhiều nguy cơ.
2. Tim thai ở tuần thứ 7
Tuần thứ 7 là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển tim thai. Lúc này, trái tim đã được chia làm 2 buồng trái, phải. Ở tuần thứ 7, nhịp tim thai trung bình sẽ từ 90-100 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng về sau. Bác sĩ có thể xác định được nhịp tim thai khi siêu âm qua đường âm đạo.
Tại thời điểm này, tim thai chỉ bé bằng một hạt gạo và mặc dù chưa hoàn thiện về cấu tạo nhưng trái tim đã thực hiện những chức năng nhất định. Nếu nhịp tim thai ở tuần thứ 7 dưới 70 nhịp/phút thì thai nhi sẽ đối diện với nhiều nguy cơ như chết lưu, dị tật, gặp những biến chứng nguy hiểm.
Nếu sang đến tuần thứ 7 mà vẫn chưa thấy tim thai thì khả năng sảy thai hoặc thai nhi ngừng phát triển là rất cao. Còn một nguyên nhân nữa là mẹ đã nhầm lẫn về tuổi thai. Cách tốt nhất là mẹ hãy đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.
Để ngăn ngừa nguy cơ bị tim thai yếu và các dị tật về tim, mẹ bầu cần thực hiện một số gợi ý sau:
– Áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trái tim như vitamin B1, phốt pho, canxi, đồng, axit folic để ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh, não bộ, từ đó ngăn ngừa tim thai yếu.
– Mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để tránh những bệnh nguy hiểm cho thai nhi.
– Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích, tiếp xúc với hóa chất độc hại
– Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng phải được sự đồng ý của bác sĩ.
– Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ bởi tâm trạng của mẹ ảnh hưởng tới tim thai rất nhiều.
– Tập thể dục đều đặn, phù hợp trong thai kỳ để đảm bảo cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
3. Một vài điều thú vị về tim thai
– Từ tuần thứ 10-12, khi đi khám thai, mẹ có thể nghe được tim thai nhờ ống nghe Doppler. Đây chắc hẳn sẽ là thời khắc tuyệt vời nhất khi mẹ được lần đầu nghe nhịp tim bé. Sang đến tuần thứ 20 trở đi, chỉ cần một tờ giấy cuộn lại là bố có thể nghe được nhịp tim của bé rồi.
– Nhịp tim thai của bé gái sẽ nhanh hơn bé trai, bé trai sẽ là 140 nhịp/phút, bé gái sẽ cao hơn con số này.
– Nếu nhịp tim bé dưới 110 nhịp/phút hoặc trên 180 nhịp/phút thì mẹ cần đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề. Mẹ có nguy cơ bị sảy thai hoặc bé có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Nhịp tim chậm sẽ nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh. Nếu nhịp tim dưới 80 nhịp/phút ở tuần thứ 5-6 thì nguy cơ sảy thai là 100%.thai sản trọn gói