Mục đích xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi để làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện nay, xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi được xem là phương pháp được sử dụng nhiều trong Sản khoa giúp mẹ bầu có thể tầm kiểm soát được những dị tật, bệnh bẩm sinh từ rất sớm. Quá trình xét nghiệm diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn nào cho người mẹ cũng như không gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi.

1. Mục đích của việc xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện dựa trên cơ sở lấy máu của người mẹ và sau đó chiết tách lấy ADN tự do của phôi thai để phân tích. Đối với mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ lấy khoảng 5ml máu để xét nghiệm. Thông qua xét nghiệm này sẽ giúp cho bác sĩ phát hiện được thai nhi có đang mắc một số bệnh dị truyền hay các mầm bệnh do đột biến gen gây ra hay không.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể phát hiện được các bệnh di truyền như là ưa chảy máu, teo cơ Duchenne, bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ với thai nhi (trong trường hợp người mẹ có nhóm máu Rh (-) và con mang nhóm máu Rh (+) hay suy giảm miễn dịch bẩm sinh,…

Ngoài ra, xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi còn có mục đích xác định giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế để ngăn chặn khả năng phá thai cho giới tính thai nhi không theo ý muốn, mẹ bầu chỉ có thể được siêu âm để nhận biết giới tính của con khi bé lớn đến 18-22 tuần. Nhưng việc xác định giới tính đã có thể biết được khi bác sĩ tiến hành xét nghiệm phôi thai giai đoạn 7 tuần tuổi với độ chính xác lên đến 95%.

Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

2. Khi nào thì mẹ cần thực hiện xét nghiệm này?

Không phải bất cứ người mẹ nào khi mang thai thì đều cần phải thực hiện xét nghiệm phôi thai khi em bé được 7 tuần tuổi mà chỉ áp dụng với những trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp mẹ bầu cần làm xét nghiệm đó là:

– Có tiền sử gia đình mắc những căn bệnh di truyền.

– Đã từng bị cảm, ốm trong thời gian mang thai hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

– Đối với những mẹ bầu đang hoặc từng tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai.

Bởi vì xét nghiệm này có khả năng nhận biết dị tật bẩm sinh từ rất sớm, cho nên khi bác sĩ nhận thấy rằng mẹ bầu nào có sự nghi ngờ về bất thường của thai nhi, những dị tật hoặc là mẹ có khả năng mắc phải biến chứng thai kỳ thì sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Còn đối với những mẹ bầu bình thường thì sẽ không phải làm xét nghiệm phôi thai.

2.1 Những ưu điểm của phương pháp xét nghiệm phôi thai

Với phương pháp xét nghiệm này bác sĩ chỉ cần lấy máu của người mẹ để phân tích, cho nên sẽ có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp sàng lọc khác như là:

– Không làm ảnh hưởng gì tới thai nhi (không xâm lấn).

– Giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai một cách trực tiếp, nâng cao khả năng điều trị và sự dự phòng.

– Giảm thiểu tối đa những can thiệp đến thai nhi.

– Dễ lấy mẫu, giảm thiểu sự đau đớn.

Hiện nay đang có nhiều phương pháp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh như là: chọc hút dịch ối, sinh thiết gai nhau… Với những phương pháp này có thể sẽ tiềm ẩn khả năng gây ra một số tai biến như: sẩy thai, dò dịch ối, nhiễm trùng dịch ối…

Đối với các hình thức xét nghiệm khác như Triple Test hay xét nghiệm một số hormone có nguồn gốc từ phôi thai trong máu mẹ cũng không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chỉ có thể phân tích được gián tiếp nguy cơ nhiễm bệnh của em bé khi nhận thấy nồng độ các chất này thay đổi. Còn ngoài ra sẽ không chỉ ra được thai mắc bệnh di truyền gì.

Ưu điểm xét nghiệm phôi thai

Xét nghiệm phôi thai rất dễ để lấy mẫu và không gây đau đớn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi

2.2 Những lưu ý khi tiến hành xét nghiệm

Khi mẹ bầu được chỉ định thực hiện xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi sẽ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

– Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là khi thai nhi đã được từ 7 tuần trở đi và tốt nhất là tiến hành ở tuần thai thứ 10.

– Phương pháp xét nghiệm này còn có thể xác định được huyết thống của thai nhi bởi vì: Trong máu thai phụ có sự tồn tại ADN tự do của thai nhi (cff-DNA). Từ phân tích cff-DNA thu được, bác sĩ có thể phân tích được mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha.

– Hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nếu như mẹ không nằm trong đối tượng được chỉ định thực hiện xét nghiệm

3. Quy trình xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi

Quá trình xét nghiệm phôi thai vào giai đoạn 7 tuần tuổi sẽ được thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1: Tiến hành lấy mẫu máu hoặc nước tiểu của mẹ bầu

Mẫu xét nghiệm có thể được bác sĩ lựa chọn lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu và sau đó sẽ tách ADN của thai nhi ra để phân tích. Thông thường, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu bởi vì ADN chiết tách từ máu sẽ được bền hơn, trong khi mẫu ADN chiết tách từ nước tiểu rất nhanh bị phân hủy.

Bước 2: Phân tích mẫu ADN thu được

Mẫu ADN sau khi đã được tách từ máu hoặc nước tiểu của người mẹ sẽ được mang đi phân tích. Từ kết quả phân tích, bác sĩ sẽ biết được thai nhi mắc phải bệnh dị tật bẩm sinh như thế nào.

Ngoài ra, quá trình phân tích này còn nhận được những kết quả sau: sự bất đồng nhóm máu với mẹ, khả năng bị suy giảm miễn dịch do không có Gamme Globulin huyết, múa vườn, múa giật – Huntington, bị thiếu máu vùng biển – thalassemia, xơ hóa nang, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh,…

Bước 3: Bác sĩ báo kết quả và tư vấn cho mẹ bầu

Với kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh thu được, bác sĩ sẽ thông báo trực tiếp kết quả cho mẹ bầu và gia đình. Nếu như không may trẻ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ tư vấn cũng như giải pháp hợp lý nhất để tốt cho cả mẹ và bé.

Quy trình xét nghiệm phôi thai

Quy trình xét nghiệm được tiến hành bằng cách chiết tách ADN của thai nhi thu được từ mẫu phẩm của người mẹ

4. Mẹ bầu khi mang thai đến tuần thứ 7 nên làm gì?

7 tuần vừa qua chắc hẳn cơ thể mẹ đã có những biến đổi nhất định mà bản thân mẹ có thể cảm nhận được, tuy nhiên lúc này em bé còn rất nhỏ. Để phát triển thành một em bé hoàn thiện và sẵn sàng chào đón thế giới mới, mẹ sẽ còn phải đối mặt với muôn vàn thử thách. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng như những bất thường của thai nhi mà mẹ nên theo dõi để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

4.1 Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

– Lượng thức ăn nạp vào cơ thể chỉ cần nhiều hơn ¼ so với bình thường. Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất, đa dạng và không ăn mặn.

– Nên bổ sung thêm sắt và acid Folic cho giai đoạn thai 7 tuần tuổi này. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, chất kích thích, hạn chế bia rượu và những thực phẩm không tốt cho thai kỳ như đồ ăn nhanh,…

– Cân nặng của mẹ bầu đến khi sinh chỉ nên tăng từ 9 – 12 kg là vừa đủ, trong đó giai đoạn 3 tháng đầu tăng khoảng 1kg. Chế độ dinh dưỡng thừa hay thiếu đều có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé.

4.2 Lưu ý về thói quen sinh hoạt

– Trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi còn chưa được ổn định, do đó mẹ cần phải hạn chế làm việc quá sức để tránh tác động xấu đến thai, có thể dẫn đến sảy thai.

– Nếu như kết quả xét nghiệm máu thai 7 tuần cho thấy thai nhi của bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng không nên quá chủ quan. Bởi vì, quá trình tiếp theo khi mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, uống thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ cũng có thể gây hại không nhỏ cho thai nhi.

4.3 Theo dõi dấu hiệu bất thường của thai nhi

– Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu như mẹ thấy mình bị nghén quá nhiều hoặc bị đau bụng, có hiện tượng ra máu bất thường thì không nên chủ quan. Bởi vì, đó có thể là dấu hiệu của chửa trứng, nhiễm độc thai nghén. Còn tình trạng bị đau bụng, ra máu có thể là báo hiệu dọa sẩy thai, chửa ngoài tử cung,…

– Trong 3 tháng tiếp theo, khi mẹ không thấy có thai máy hoặc thai ít đạp thì cũng cần lưu ý theo dõi và thông báo tình trạng cho bác sỹ biết.

– Vào 3 tháng thai kỳ cuối cùng của thai, nếu thấy ra dịch âm đạo bất thường thì có thể đó là do bị rỉ ối. Khi mẹ bị rỉ ối trước 37 tuần là một dấu hiệu khá nguy hiểm và cần phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bị rỉ ối sau 37 tuần thì có thể em bé của mẹ đã sẵn sàng chào đời.

Chất kích thích khi mang thai

Tuyệt đối không được hút thuốc trong quá trình mang thai

Vậy là chia sẻ trên của chúng tôi đã mang đến cho mẹ những nội dung hữu ích xung quanh vấn đề xét nghiệm phôi thai giai đoạn 7 tuần tuổi. Hy vọng rằng, với những kiến thức vừa rồi sẽ giúp mẹ bầu vững chãi hơn trên hành trình mang thai và sinh nở. Nếu như mẹ gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường, hay lập tức thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital