Nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của phụ nữ mang thai. Theo thống kê cho thấy có tới 90% bà bầu bị rối loạn giấc ngủ khi mang thai cụ thể là mất ngủ. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả!

1. Rối loạn giấc ngủ khi mang thai là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào?

1.1 Rối loạn giấc ngủ thời gian mang thai là gì?

Đây là triệu chứng thường xuyên gặp ở các mẹ bầu nhất là ở thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt cuối cùng nhưng cũng có những trường hợp bà bầu mất ngủ trong suốt thai kì.

Một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ khi mang thai là mất ngủ. 

Một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ khi mang thai là mất ngủ.

Thông thường tình trạng rối loạn giấc ngủ không nguy hiểm cho mẹ và em bé nhưng nếu như nó kéo dài và không được điều trị thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thể chất người mẹ, làm mẹ cảm thấy khó chịu mệt mỏi.

1.2 Rối loạn giấc ngủ thời gian mang thai ảnh hưởng thế nào?

– Rối loạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe thai phụ, tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ (tăng cân quá mức do những thay đổi về nồng độ glucose trong máu.)

– Trong 3 tháng cuối tình trạng ngáy và ngưng thở khi ngủ thường diễn biến nặng hơn. Sự gián đoạn của nhịp thở khi ngủ có thể gây nên hậu quả trầm trọng như: Cao huyết áp, tiền sản giật, tăng huyết áp động mạch phổi, tiểu đường thai kỳ.

– Trong trường hợp huyết áp cao đi kèm protein trước nước tiểu nguy cơ tiền sản giật xảy ra là rất cao. Theo một số thống kê đã chỉ ra khoảng 59% những mẹ bị tiền sản giật thường ngủ ngáy, chất lượng giấc ngủ kém

– Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu làm giảm lượng hormone tăng trưởng được tiết ra và dẫn đến các vấn đề về phát triển hoặc tăng trưởng ở thai nhi.

– Ngưng thở khi ngủ có thể liên quan đến việc thai phụ tăng huyết áp. Việc tăng huyết áp có thể dẫn đến những thay đổi trong mạch máu và làm tăng huyết áp tổng thể, điều này làm giảm lượng máu do tim bơm, giảm cung lượng tim. Do đó, lưu lượng máu đến thai nhi qua nhau thai có thể bị ảnh hưởng.

– Nếu lưu lượng máu không đủ đến bào thai đang phát triển thì rất có thể nồng độ oxy sẽ bị giảm xuống và hạn chế sự phát triển của thai nhi.

2. Nguyên nhân bà bầu dễ bị rối loạn giấc ngủ? Biểu hiện của chúng là gì?

2.1 Nguyên nhân bà bầu dễ bị rối loạn giấc ngủ?

Nguyên nhân làm bà bầu bị rối loạn giấc ngủ có thể kể đến như:

– Trong tam cá nguyệt đầu tiên những khó chịu như: buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi,..cũng làm mẹ bầu mất ngủ.

– Do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai ảnh hưởng nhịp thở làm bạn hít thở rất khó khăn trong giai đoạn mới mang bầu. Càng về sau nhất là tam cá nguyệt cuối thì tử cung chiếm chỗ và chèn ép lên cơ hoành, mẹ sẽ càng cảm thấy khó thở hơn.

– Thai kỳ ở những tháng cuối thường xuyên xuất hiện những cơn co cơ, chuột rút khiến mẹ giật mình tỉnh dậy vì đau.

– Mất ngủ cũng có thể do những stress, lo lắng trong suốt quá trình mang thai làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ.

– Do sự phát triển của thai nhi khiến bụng mẹ tăng kích thước dần lên làm mẹ khó tìm ra một tư thế ngủ thích hợp.

Thai nhi càng phát triển, khối lượng cơ thể mẹ tăng làm cho đau lưng, xương hông và chân đau hơn

Thai nhi càng phát triển, khối lượng cơ thể mẹ tăng làm cho đau lưng, xương hông và chân đau hơn

– Trong tam cá nguyệt cuối của thai kì mẹ bầu sẽ thường xuyên phải điều chỉnh tư thế nằm suốt đêm khiến cho giấc ngủ không sâu, không ngon giấc

– Khi mang bầu tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang, thận phải tăng thêm 30-50% công suất khiến cho mẹ bầu đi tiểu liên tục, việc đi tiểu đêm nhiều lần khiến mẹ khó vào giấc lại.

– Ợ hơi và táo bón.

– Thai nhi đạp mẹ.

2.2 Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở bà bầu

Biểu hiện của các rối loạn về giấc ngủ của mẹ bầu đó là:

– Mẹ bầu rất khó để có thể đi vào giấc ngủ. Dậy quá sớm.

– Ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi, không sảng khoái.

– Mẹ bầu khó duy trì giấc ngủ dài, sâu

– Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ kể cả đêm lẫn ngày (mỗi lần >30 phút)

3. Cách khắc phục hiệu quả các hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Muốn cải thiện rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ thì các mẹ bầu cần phải kết hợp nhiều phương pháp giúp cân bằng nhịp sinh hoạt hàng ngày ổn định, khoa học hơn.

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cho khoa học, lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình trao đổi chất cũng như tiêu hoá của mẹ bầu. Khi mang thai thường mẹ bầu sẽ khó tiêu với chướng bụng hơn bình thường, vì thế nếu sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu sẽ khiến gia tăng tình trạng chướng, đầy bụng.

Mẹ nên uống nhiều nước lọc vào ban ngày, hạn chế uống trước khi đi ngủ và không uống các loại nước như trà, cà phê,..gây khó ngủ

3.2 Tập thể dục, thể thao, vận động nhẹ nhàng vừa sức

Trong quá trình mang thai các mẹ bầu không tránh khỏi được các cơn đau nhức, chuột rút về đêm nên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ ngắn, yoga hay thiền,..sẽ giúp ích rất nhiều.

Khi vận động cơ thể sẽ tiết chế các hormone gây căng thẳng nên mẹ bầu còn cảm thấy thư giãn hơn, cải thiện giấc ngủ trong thời gian bầu bì.

Nếu có bất kì dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, mẹ bầu cần được kiểm tra thăm khám ngay

Nếu có bất kì dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, mẹ bầu cần được kiểm tra thăm khám ngay

9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc đối với người mỗi người mẹ. Vậy nên, người mẹ cần được chăm sóc về cả mặt sức khỏe lẫn tinh thần. Đặc biệt, rối loạn giấc ngủ khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng. Nếu có bất kì dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra thăm khám kịp thời và điều trị sớm để giảm những thiểu hậu quả không đáng có có thể gặp phải nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital