Bệnh sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị nhiễm ấu trùng sán lá gan. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách 20 bệnh nhiệt đới ít được mọi người quan tâm nhất. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh lý này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý sán lá gan
1.1. Bệnh lý sán lá gan là gì?
Đây là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra bởi ấu trùng của giun sán lá gan (Fasciola hepatica). Giun sán lá gan là một loài giun dẹp, có hình dạng giống chiếc lá, màu nâu xám. Chúng có kích thước trung bình từ 2 – 4 cm. Đây là một loại ký sinh trùng ở người và động vật, thường được xếp vào nhóm sán lưỡng tính vì trên cơ thể có thể bộ phận sinh dục của đực và cái. Loại ký sinh trùng này tồn tại chủ yếu trong ống mật và lá gan của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Chủng sán gây bệnh ở người được chia làm 2 loại đó là:
– Sán lá gan nhỏ : Vật chủ trung gian của loại này là nhóm ốc nước ngọt và có môi trường tồn tại chủ yếu ở trong cơ thể con người.
– Sán lá gan lớn: Loại này thường tồn tại ở các loại động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê. Những người bị nhiễm phải loại sán lớn này là do ăn rau mọc ở nước bị nhiễm sán như rau muống, rau cần…
1.2. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh sán lá gan
Bệnh lý này thường lây truyền qua thực phẩm và nước uống bị ô nhiễm. Ấu trùng sán có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta ăn thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm. Thức ăn và nước uống bị ô nhiễm có thể là do tiếp xúc với phân của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Một số loại thực phẩm và nước uống có nguy cơ lây truyện bệnh lý này gồm:
– Thịt sống hoặc tái (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê…)
– Cá sống hoặc cá tái (cá chép, cá trắm, cá rô, cá basa, cá trê…)
– Tôm, cua sống hoặc tái.
– Rau củ và trái cây chưa qua quá trình làm sạch.
– Nước uống chưa được xử lý như lọc hoặc đun sôi.
Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng từ cơ thể của người bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh như:
– Có thói quen ăn sống thường xuyên các loại cá nước ngọt ở khu vực có bệnh đang lưu hành.
– Đi du lịch tới nhiều nơi trên thế giới và ăn các loại cá nước ngọt chưa được nấu chín.
– Thường sống ở các địa bàn tiếp giáp với sông.
– Liên tục tiếp xúc với động vật nuôi như gia súc và gia cầm.
1.3. Dấu hiệu để nhận biết cơ thể nhiễm bệnh
Các triệu chứng khi nhiễm bệnh sán có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sán gây bệnh ở cơ thể và giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chung thường gặp ở hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh gồm:
– Đau bụng: Đây là một triệu chứng đầu tiên và thường xuyên nhất khi nhiễm sán. Tình trạng đau bụng có thể xuất hiện ở vùng bụng trên hoặc dưới và thường đau ở phía bên phải.
– Đầy hơi: Do sự tăng sinh và lưu thông máu kém trong gan, người bệnh sẽ thường cảm thấy đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng sau khi ăn.
– Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ăn thực phẩm hoặc sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm.
– Chán ăn: Khi cơ thể nhiễm bệnh có thể làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và gây cảm giác chán ăn, sau đó là suy dinh dưỡng.
– Mệt mỏi: Do gan không hoạt động hiệu quả dẫn tới cơ thể thiếu năng lượng và gây ra cảm giác mệt mỏi.
Bên cạnh đó là tình trạng sốt (không liên tục), phát ban, nổi mề đay toàn thân, chóng mặt, đổ mồ hôi, hơi thở khò khè.
1.4. Những biến chứng mà sán lá gan có thể gây ra nếu không điều trị kịp thời
Các loại sán ký sinh đều gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe của người nhiễm bệnh, đặc biệt có thể gây nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.
– Ảnh hưởng tới dinh dưỡng: Ký sinh trùng sẽ chiếm thức ăn, gây cơ thể suy yếu làm ảnh hưởng chức năng như làm giảm chất lượng mật, gây rối loạn hệ tiêu hóa.
– Ảnh hưởng tại khu vực ký sinh: Là một trong những ảnh hưởng của sán lá ký sinh đối với cơ thể con người. Loại sán nhỏ gây dày đường mật, kém đàn hồi, tắc mật, xơ gan cổ trướng và có thể dẫn tới ung thư đường mật. Loại sán lớn gây áp xe cấp tính, hủy hoại tế bào gan và sán có thể di chuyển tới nhiều nơi gây tai biến nguy hiểm.
– Ảnh hưởng do nhiễm độc: Khi ký sinh, sán cũng gây ra nhiều chất độc cho cơ thể, các chất độc này có tác động gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, nặng hơn là rối loạn tâm thần.
2. Các biện pháp dự phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe
– Tránh việc ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc.
– Sử dụng nguồn nước sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
– Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần với khu vực chăn nuôi hoặc thả gia súc.
– Nấu chín các loại thực vật tươi sống để đảm bảo vệ sinh và an toàn trước khi ăn.
– Nên ngâm các loại thực vật tươi được ăn sống trong dung dịch axit axetic 6% trong khoảng 5 – 10 phút.
– Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, ấu trùng sán bám trên tay, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
– Ăn chín uống sôi là một biện pháp phòng sán hiệu quả nhất.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh bởi loại ấu trùng ký sinh này có thể tồn tại ở môi trường nước trong vòng 2 – 3 tuần.
– Tẩy giun định kỳ giúp loại bỏ giun ký sinh trong đường ruột, ngăn ngừa ấu trùng sán xâm nhập vào gan và gây bệnh.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh nhằm điều trị sớm, hạn chế những biến chứng do loại ký sinh này ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là bài viết về một số thông tin bạn nên biết về bệnh sán lá gan. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sớm nhất!