Nguyên nhân gây đầy hơi dạ dày và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đầy hơi dạ dày là hiện tượng nhiều người gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơi tích tụ trong dạ dày gây khó chịu, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, đau bụng thậm chí gây táo bón. 

1. Nguyên nhân đầy hơi dạ dày

Đầy hơi dạ dày là hiện tượng khi dạ dày và ruột dư thừa hơi, khiến bụng bị căng lên, thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể do dung nạp lactose hoặc cũng có thể là biểu hiện của bệnh nguy hiểm. Đầy hơi có thể xuất hiện và kết thúc nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên nhân, cụ thể như sau:

1.1 Đầy hơi dạ dày do sinh hoạt

– Tiêu thụ các loại thực phẩm khó tiêu hoặc thức ăn chứa nhiều tinh bột có thể gây ra hiện tượng đầy hơi dạ dày. Thức ăn khó tiêu gồm tinh bột hoặc chất béo.

– Thói quen sử dụng các loại chất kích thích như bia rượu, đồ uống có ga cũng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi.

– Ăn uống không khoa học: Vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi, ăn nhanh, nhai không kỹ, thời gian ăn uống thất thường cũng có thể gây nên đầy hơi.

nguyên nhân Đầy hơi dạ dày

Đầy bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

1.2 Đầy hơi dạ dày do bệnh lý

– Nguy cơ ung thư buồng trứng nếu chướng bụng kéo dài không phải do thói quen sinh hoạt. Để xác định chính xác, bạn nên gặp bác sĩ để siêu âm, kiểm tra vùng chậu và làm các chẩn đoán mắc bệnh hay không.

– Ung thư tử cung có thể gây đầy hơi, chảy máu âm đạo bất thường. Nếu phát hiện sớm thì bệnh có khả năng chữa khỏi rất cao.

– Vàng da, sụt cân, đau phần trên bụng lan ra sau lưng, đầy hơi… có thể là dấu hiệu của ung thư tụy. Chẩn đoán sớm loại ung thư này cũng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

– Viêm túi thừa là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng trong ruột. Bệnh có các biểu hiện đau căng tức bụng, giảm cảm giác ngon miệng, có thể bị sốt, táo bón hoặc tiêu chảy.

– Bệnh Crohn cũng là bệnh gây ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa. Bệnh Crohn phổ biến ở những người bị rối loạn tiêu hóa lâu năm, người hay lo lâu, thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh,…

2. Dấu hiệu đầy hơi dạ dày

Đầy hơi chướng bụng kéo dài gây ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau bụng… Một số vấn đề có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:

– Giảm cân: Hiện tượng sụt cân không rõ nguyên nhân kèm cảm giác no, có kèm đầy hơi báo hiệu vấn đề nghiêm trọng. Vì có khả năng cơ thể đang có khối u và các chất tiết ra từ khối u có khả năng tác động đến cảm giác thèm ăn.

Cổ trướng: Bệnh về gan có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Cổ trướng gây hiện tượng tích tụ dịch lượng lớn khiến bụng to ra.

– Tắc ruột: Đầy hơi kèm buồn nôn và nôn có thể có do mô sẹo và khối u chèn ép thành ruột. Cơn đau xuất hiện dữ dội và theo từng cơn tách biệt.

– Đi ngoài ra máu: Âm đạo chảy máu có thể dẫn tới đầy hơi chướng bụng kéo dài.

– Sốt: Chướng bụng kèm sốt có thể là do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.

dấu hiệu Đầy hơi dạ dày

Không nên chủ quan khi bị đầy hơi kéo dài, lặp lại nhiều lần

3. Cách khắc phục đầy hơi dạ dày

3.1 Massage bụng

Massage bụng đúng cách giúp giảm hình thành khí đồng thời làm dịu dạ dày. Lấy rốn làm điểm bắt đầu, sau đó đặt bàn tay theo chiều ngang. Xoa đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Nếu làm đúng, bạn sẽ cảm nhận vị chua trong miệng và tăng tiết nước bọt, đào thải phần hơi thừa ra ngoài.

3.2 Uống nước ấm với chanh

Bạn có thể uống nước ấm pha với chanh trước bữa ăn 15-30 phút. Điều này có thể giúp ổn định bài tiết axit dịch vị, giảm ợ chua, ợ hơi và tình trạng hình thành khí trong ruột. Trong chanh cũng có nhiều vitamin C có lợi cho hệ miễn dịch.

3.3 Thư giãn tâm trí

Việc thư giãn, có giấc ngủ ngon là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Căng thẳng và lo lắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột. Thư giãn bằng cách dành 15-20 phút thiền mỗi ngày có khả năng xoa dịu tâm trí, dạ dày, giúp máu huyết lưu thông dễ dàng để có giấc ngủ ngon hơn.

3.4 Uống trà gừng ấm

Vị cay đặc trưng của trà gừng làm dịu dạ dày hiệu quả. Giảm sự hình thành khí và hoạt động của ruột. Trà gừng cũng làm loãng và cải thiện quá trình lưu thông máu.

4. Lưu ý nên tránh khi bị đầy hơi dạ dày

4.1 Không uống sữa và cà phê buổi sáng

Sữa có khả năng kích thích sản xuất axit dịch vị và tăng tính axit dạ dày, không thích hợp để sử dụng vào bữa sáng khi bụng đói. Thay vào đó, có thể lựa chọn sữa chua hoặc kefir thay thế. Có thể ăn sữa chua với yến mạch hoặc các loại hoa quả, ngũ cốc. Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.

4.2 Hạn chế sử dụng đồ uống trong lúc ăn

Vừa ăn vừa uống gây loãng axit dịch vị và nồng độ các enzyme tiêu hóa. Bởi vậy nên thức ăn tiêu hóa lâu hơn, khiến quá trình lên men bắt đầu. Hậu quả là tăng hình thành khí và gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày.

4.3 Hạn chế nuốt nhiều không khí trong khi ăn

Việc ăn vội vàng, nói chuyện trong khi ăn, uống nước có gas, nhai không kỹ, ăn kẹo cao su, hút thuốc… đều là những việc khiến cơ thể nuốt phải nhiều không khí thừa. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi trong dạ dày và hình thành khí.

4.4 Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu xơ

Mặc dù chất xơ là thành phần không thể thiếu giúp ích cho tiêu hóa. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều chất xơ cũng gây ra hình thành khí, cản trở hoạt động của ruột. Bởi vậy không nên lạm dụng thực phẩm giàu chất xơ để tránh gây tác động xấu tới cơ thể.

cách giảm Đầy hơi dạ dày

Thực hiện một số biện pháp giảm đầy hơi tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đầy hơi dạ dày. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả, tránh tái phát. Để thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, bạn vui lòng gọi đến hotline 1900558892 của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital