Sỏi thận, sỏi bàng quang hình thành và phát triển xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau; hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang giúp mọi người khắc phục tình trạng bệnh của mình hiệu quả hơn.giúp mọi người “phòng bệnh từ gốc”, đồng thời nắm bắt và khắc phục tình trạng bệnh của mình hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân khách quan gây bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang
1.1 Dị dạng hệ tiết niệu:
Do bẩm sinh hay tai nạn, một số người bị hẹp đường tiết niệu gây nghẽn đường tiểu,khiến các chất khoáng dư thừa liên kết lại với nhau tạo thành sỏi.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang từ nhiều chứng bệnh khác
Hậu quả của nhiều bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+, K+… giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng cao… nên dễ hình thành sỏi.
Ngoài ra, sỏi tiết niệu còn hình thành từ một số căn bệnh khác như: tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến ở nam giới, u đường tiết niệu, bệnh tiểu khung ở phụ nữ gây nên hiện tượng lắng đọng nước tiểu, nhất là trường hợp nhiễm trùng đường niệu.
1.3 Di truyền:
Cũng có nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị sỏi do di truyền, đặc biệt là sỏi thận. Có thể thấy, phần lớn sỏi thận được cấu tạo từ canxi, tăng canxi đường niệu là một trong những yếu tố gây bệnh sỏi thận. Xu hướng canxi trong nước tiểu tăng có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Nguyên nhân chủ quan gây bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang
2.1 Chế độ ăn uống
– Uống quá ít nước:
Cơ thể con người chiếm đến 70% là nước, nước tham gia vào tất cả các quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không được cấp đủ nước đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu ít đi, nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các chất canxi, oxalat, acid uric… tăng cao, dễ dàng kết dính với nhau tạo thành sỏi.
Ngoài ra, việc không cung cấp đủ nước cũng khiến chúng ta đi tiểu ít, nước tiểu bị đọng lại tại thận, bàng quang trong thời gian dài, điều này sẽ làm tăng thời gian tiếp xúc và kết dính hình thành sỏi tiết niệu.
– Ăn mặn:
Khi cơ thể quá dư thừa natri – thành phần chính trong muối ăn sẽ tác động trực tiếp tới việc hình thành sỏi. Cụ thể, khi cơ thể phải hấp thu quá nhiều natri, lượng canxi được đào thải ra nước tiểu cũng cao hơn dẫn tới nước tiểu đặc, các khoáng chất trong nước tiểu sẽ bi bão hòa dẫn tới lắng đọng tạo thành sỏi.
Đồng thời, khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị tăng tuần hoàn máu đến cầu thận, khiến thận phải làm việc nhiều hơn, liên tục lọc máu và bài tiết dẫn tới suy thận. Khi lượng natri nạp vào tăng kéo theo gia tăng thận bài tiết canxi tạo sỏi.
– Ăn nhiều đạm:
Protein và chất đạm có trong thịt đỏ(như thịt bò, thịt lợn, thịt chó…) cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn tới sỏi. Bởi lẽ có một lượng urin lớn khi chúng ta nạp quá nhiều chất này vào cơ thể, lượng axit uric trong máu tăng, đồng thời làm giảm citrat – chất chống kết dính sỏi dẫn tới kết tinh những chất thải trong máu dẫn tới tạo sỏi.
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa oxalat và ít đồ ăn chứa canxi cũng là tác nhân gây ra tình trạng sỏi. 80% sỏi thận có thành phần là canxi, tuy nhiên không nên kiêng hoàn toàn canxi bởi chính sự thiếu canxi làm gia tăng nguy cơ bị sỏi. Th`ực tế, canxi và oxalat thường được liên kết với nhau để tái hấp thu trong đường tiêu hóa trước khi đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó, nên bổ sung cân bằng hai nhóm dưỡng chất này thông qua:
+ Thực phẩm chứa oxalat: Cam, dâu, socola, đậu phộng…
+ Thực phẩm nhiều canxi: Rau củ, sữa tươi, sữa chua, đậu nành…
2.2 Chế độ sinh hoạt
– Thừa cân, béo phì, ít vận động cơ thể:
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ mắc sỏi thận ở những người béo phì, kích thước vòng eo lớn thường cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Nếu con người lười vận động sẽ tác động đến việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên hình thành sỏi. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ “lỏng lẻo”, dẫn đến sa nội tạng và chèn ép ống mật khiến dịch mật tích tụ lại, từ đó hình thành nên sỏi mật.
– Thường xuyên bỏ bữa sáng:
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày bởi chúng cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, do bận rộn, lười ăn, giảm béo… nhiều người thường bỏ qua bữa ăn quan trọng này. Thói quen tưởng chừng vô hại này lại là nguyên nhân gây sỏi cho nhiều người.
Theo nghiên cứu, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, dịch mật sẽ tích tụ ở trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
– Nhịn tiểu:
Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây sỏi tiết niệu. Khi nhịn tiểu quá lâu, các khoáng chất trong nước tiểu có thể kết tinh lại với nhau tạo thành sỏi. Đồng thời, các vi khuẩn trong nước tiểu có thể phát triển dẫn tới viêm đường tiết niệu.
– Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ:
Việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C, thuốc kháng sinh có thể dẫn tới sỏi tiết niệu.
– Nằm một chỗ thời gian dài:
Nhiều trường hợp, người bệnh điều trị vết thương ở chân, bệnh đột quỵ,… dẫn tới người bệnh ít(hoặc không) di chuyển và vận động dẫn tới nguy cơ hình thành và tạo nên sỏi.
Trên đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh sỏi thận, sòi bàng quang. Để phòng tránh căn bệnh này, mỗi người nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị nếu cơ thể có triệu chứng bất thường.