Viêm đại tràng co thắt có biểu hiện bằng các cơn đau quặn bụng, đại tiện thất thường gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Nguyên nhân co thắt đại tràng không giống nhau ở mỗi người. Đây là bệnh lý lành tính thường xảy ra ở những người có bệnh lý tiêu hóa hoặc người thường xuyên căng thẳng.
Menu xem nhanh:
1. Yếu tố nguyên nhân gây co thắt đại tràng
Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân co thắt đại tràng. Tuy nhiên dựa vào các trường hợp mắc bệnh các chuyên gia đã khoanh vùng được các yếu tố nguy cơ thường gặp.
1.1 Chức năng nhu động tiêu hóa hoạt động kém
Nhu động ruột là cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa. Chúng giúp co bóp trộn đều thức ăn và vận chuyển qua các bộ phận của đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu, người bị đại tràng co thắt có nhu động ruột bị thay đổi cường độ co bóp.
Như động ruột làm việc thất thường gây ra rối loạn tiêu hóa. Cường độ co bóp nhanh gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Khi nhu động ruột co bóp chậm sẽ làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn khiến phân trở nên khô cứng, táo bón.
1.2 Yếu tố tâm lý là nguyên nhân co thắt đại tràng
Căng thẳng là yếu tố hàng đầu dẫn tới co thắt đại tràng và nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa khác. Tâm lý càng không ổn định thì triệu chứng càng rõ ràng. Stress khiến các tín hiệu giữa não và ruột phối hợp kém gây ra những rối loạn của quá trình tiêu hóa. Điều này lí giải tại sao bệnh nhân đại tiện thất thường lúc bị táo bón, lúc bị tiêu chảy.
1.3 Viêm ruột, nhiễm trùng
Người bị viêm đại tràng co thắt khiến hệ miễn dịch đường ruột suy giảm. Nhân cơ hội này vi khuẩn tấn công đại tràng gây ra nhiễm trùng. Triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh bị tiêu chảy nặng kéo dài.
1.4 Ăn uống kém lành mạnh
Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân co thắt đại tràng:
– Ăn nhiều đồ chua cay
– Thức ăn nhanh chứa chất bảo quản, thức ăn để lâu không đảm bảo vệ sinh
– Uống nhiều bia rượu, đồ uống có gas, chất kích thích
– Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ, thường xuyên bỏ bữa cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa
1.5 Nguyên nhân co thắt đại tràng do rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ có nguy cơ bị co thắt đại tràng cao gấp đôi đàn ông. Nguyên nhân do phụ nữ thường bị thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thời kỳ mang thai.
- Căng thẳng là một trong các nguyên nhân co thắt đại tràng
2. Các triệu chứng khi bị co thắt đại tràng
Co thắt đại tràng có các triệu chứng giống với các bệnh ở hệ tiêu hóa, nhất là viêm đại tràng. Một số dấu hiệu đặc trưng như:
2.1 Bụng đau quặn thắt
Co thắt đại tràng gây ra những cơn đau bụng kéo dài âm ỉ hoặc đau bụng quặn thắt. Bên cạnh đó người bệnh còn có các dấu hiệu như: Ợ nóng, đầy hơi, tâm trạng căng thẳng lo âu. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn đồ sống, món chua cay, hải sản. Triệu chứng chỉ thuyên giảm khi người bệnh đi đại tiện và xì hơi.
2.2 Đại tiện không ổn định
Dấu hiệu dễ nhận biết của co thắt đại tràng là đại tiện thất thường: Đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Sau khi đi vệ sinh người bệnh vẫn cảm giác đau bụng và buồn đi tiếp. Quan sát phân thấy có phần đầu rắn, đuôi nát có thể kèm chất nhầy và mùi hôi.
2.3 Triệu chứng khác
Co thắt đại tràng kéo dài khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Ngoài ra bệnh nhân còn gặp một số triệu chứng khác như: Mất ngủ, tim đập nhanh, chóng mặt,…
– Chảy máu trực tràng
– Tiêu chảy
– Khó nuốt thức ăn
– Thiếu máu
– Sụt cân không rõ nguyên nhân
– Nôn nhiều
– Đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày không đi đại tiện được
Khi gặp các triệu chứng này bạn cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Dấu hiệu khi bị bệnh là bệnh nhân thấy đau quặn thắt bụng
3. Đánh giá bệnh co thắt đại tràng có nguy hiểm không?
Co thắt đại tràng là bệnh lành tính, không gây tổn thương cho đường ruột. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể gây ra các rối loạn tới chức năng của đại tràng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Những cơn co thắt kéo dài cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Bệnh co thắt đại tràng cần được khắc phục sớm nếu không muốn xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nguy hiểm nhất của co thắt đại tràng là ung thư đại tràng.
- Co thắt đại tràng là bệnh lý không quá nguy hiểm
4. Nên làm gì để điều trị co thắt đại tràng?
Bệnh co thắt đại tràng thường được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Phương pháp này giúp hỗ trợ bệnh mau phục hồi, đem lại hiệu quả cao
4.1 Xây dựng thói quen ăn uống theo khoa học
Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể:
– Yến mạch
– Sữa, cá, trứng, thịt không chứa lactose
– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây
– Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn: Sữa chua, phô mai, kim chi,…
– Ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để bổ sung các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa
– Hạn chế ăn thực phẩm chứa Sorbitol, thực phẩm khó tiêu hóa, thức ăn sẵn, đồ chiên rán,…
– Người bệnh cũng nên ăn đúng bữa, tránh bỏ bữa, ăn quá khuya hoặc vận động ngay sau khi ăn no
4.2 Thay đổi lối sống
– Luôn giữ tinh thần lạc quan
– Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày: Yoga, thiền,…Nên lựa chọn tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe
– Tập hít thở sâu giúp tâm lý ổn định và nhu động ruột hoạt động tốt hơn
4.3 Điều trị bằng thuốc
Các trường hợp co thắt đại tràng nặng bác sĩ sẽ xem xét để đưa ra phác đồ điều trị nội khoa. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị co thắt đại tràng:
– Thuốc chống co thắt: Giúp giảm cơn co thắt đại tràng
– Thuốc có tác dụng nhuận tràng: Giảm táo bón, điều hòa nhu động ruột
– Thuốc chống trầm cảm
– Thuốc cầm tiêu chảy
- Thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng
Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu về nguyên nhân co thắt đại tràng. Khi biết rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn. Mặc dù co thắt đại tràng là bệnh không nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan mà cần nghiêm túc điều trị dứt điểm.