Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày và chế độ dinh dưỡng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày khá đang dạng. Mỗi người bệnh do các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ quan và cũng có những người nhân do thói không tốt của người bệnh. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn. 

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày gây tổn thương và hình thành ổ viêm loét  trên bề mặt của dạ dày. Lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và làm lộ lớp ruột bên dưới. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lức tuổi từ già tới trẻ. Lúc trước tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi lớn hơn. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại vội vã với nhiều áp lực khiến cho tỷ lệ mắc bệnh về dạ dày ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

Viêm loét dạ dày ngày càng có tỷ lệ mắc cao

Viêm loét dạ dày ngày càng có tỷ lệ mắc cao

2. Yếu tố nguy cơ cao gây bệnh

Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến do các nguyên nhân gây bệnh rất dễ mắc phải. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chia thành 5 nhóm nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

2.1 Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày do rượu bia, thuốc lá

Trong khói thuốc có chứa tới hơn 200 loại độc tố gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt chất nicotine kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol – tác nhân chính gây viêm loét. Chất cồn chứa trong bia rượu nếu uống nhiều có thể gây hại cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. 

2.2 Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài 

Những người thường xuyên lo âu, căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày cao hơn những người khác. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây bào mòn lớp niêm mạc tế bào. 

2.3 Thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học

Nếu bạn có thói quen ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn khuya,…thì bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó việc tiêu thụ các thức ăn chua cay, đồ chiên rán cũng tạo điều kiện thuận lợi dẫn tới các bệnh về hệ tiêu hóa. 

2.4  Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay gọi tắt là Vi khuẩn HP

Nhắc tới nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này tuy nhỏ bé nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sinh sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Khi có điều kiện thuận lợi khuẩn HP tiết ra độc tố làm suy giảm chức năng chống acid của niêm mạc dạ dày.

2.5 Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc

Người Việt thường có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ. Chính điều này làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày. Bên cạnh tác dụng điều trị thì các loại thuốc này sẽ gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Chất prostaglandin bị sụt giảm sẽ khiến hàng rào bảo vệ dạ dày dễ bị tấn công. 

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

3. Điều trị viêm loét dạ dày 

Bệnh viêm loét dạ dày ở thời kỳ sớm nếu được phát hiện sẽ dễ dàng điều trị. Nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính sẽ xảy ra nhiều biến chứng và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy ngay khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh bạn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. 

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thì việc đầu tiên là cần ngưng sử dụng thuốc. 

Phác đồ điều trị của bác sĩ thường có các loại thuốc như: Thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc tạo màng bọc bảo vệ dạ dày,…Trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP thì cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc người bệnh cũng cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để hỗ trợ dạ dày mau hồi phục. 

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất

Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất

4. Chế độ dinh dưỡng dành khi bị viêm loét dạ dày 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ dạ dày nhanh chóng hồi phục hơn. Ngược lại nếu ăn các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

4.1  Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày

– Trứng, sữa: Có tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày. Lưu ý bạn nên uống sữa ấm sẽ tốt hơn cho dạ dày. Trứng có thể chế biến bằng cách hấp hoặc ăn cùng cháo. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều trứng sẽ gây khó tiêu vì vậy mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2,3 lần và mỗi lần 1 tới 2 quả. 

– Đạm dễ tiêu: Cá nạc, ức gà, thịt lợn,…

– Bổ sung rau củ quả tươi đặc biệt là các loại rau củ non. Ưu tiên ăn các loại rau thuộc họ nhà cải: Cải bắp, củ cải, rau cải,…Trong các loại rau cải có chứa vitamin giúp nhanh chóng làm liền các vết thương ở hệ tiêu hóa. 

– Thực phẩm có tinh bột dễ tiêu, ít mùi vị: Bánh mì, cơm, khoai, cháo,…

– Sử dụng các loại dầu chiết xuất từ thực vật: Dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu đậu nành,…

4.2 Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày

– Các loại đồ ăn chế biến sẵn: Thịt nguội, lạp sườn, xúc xích, dăm bông,…

– Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ 

– Thức ăn cứng, nhiều chất xơ: Sụn, thịt có gân, rau già, rau cần, quả xanh,..

– Hạn chế ăn các loại gia vị dễ gây kích thích dạ dày: Hạt tiêu, ớt, dấm, các loại đồ muối chua

– Ăn ít các loại hoa quả có vị chua vì chúng chứa nhiều acid: Xoài xanh, cóc, sấu,…

– Các loại nước ngọt có gas, cafe, trà, bia rượu không nên uống. Nếu bỏ được thói quen uống các loại đồ uống kể trên không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho gan và tim mạch

– Cần bỏ thuốc lá và khuyến khích những người xung quanh bỏ thuốc vì chúng không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn gây nhiều bệnh ở hệ hô hấp

4.3  Lưu ý cần nhớ khi chế biến thức ăn

– Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch trước khi chế biến 

– Nên chế biến bằng cách thái nhỏ, nghiền nát và nấu chín mềm

– Nên ăn thức ăn ngay sau khi chế biến xong. Tránh để thức ăn lâu ngày sau khi đã nấu

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về các nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày là bệnh rất dễ tái nhiễm vì vậy sau khi điều trị khỏi bạn cần có ý thức giữ gìn để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital